Tuyên truyền về luật phòng, chống rượu bia trong dịp tết nguyên đán

Bên cạnh, việc thực hiện nghiêm các quy định trong việc sử dụng pháo, thì tết là dịp người dân thường xuyên uống rượu, bia, điều này dẫn đến các nguy cơ tiềm ẩn tai nạn khi tham gia giao thông. Để hạn chế tác hại của việc uống rượu, bia ngày 14/06/2019 Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2020.

 
Ảnh minh họa (Nguồn Internet)    

Mức phạt đối với hành vi vi phạm các quy định về uống rượu, bia và địa điểm không uống rượu, bia cụ thể:
 1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia.
  2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- Uống rượu, bia tại địa điểm không uống rượu, bia theo quy định của pháp luật;
-Xúi giục, kích động, lôi kéo người khác uống rượu bia.
 3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
-Uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập;
- Ép buộc người khác uống rượu bia.
Ngoài mức phạt áp dụng với hành vi vi phạm của người trực tiếp sử dụng rượu, bia, Nghị định còn quy định mức phạt đối với hành vi vi phạm các quy định về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong phòng, chống tác hại của rượu, bia, cụ thể:
 1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- Không tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia trong cơ quan, tổ chức;
- Không tổ chức thực hiện quy định không uống rượu, bia trong thời gian làm việc, tại nơi làm việc của cơ quan, tổ chức;
- Không nhắc nhở, yêu cầu chấm dứt hành vi uống, bán rượu, bia trong địa điểm không uống, bán rượu, bia thuộc quyền quản lý, điều hành;
- Không tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc mọi người thực hiện đúng quy định về không được uống, không được bán rượu, bia tại địa điểm thuộc, quyền quản lý, điều hành.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi của người đứng đầu cơ sở kinh doanh vận tải, chủ phương tiện giao thông vận tải không thực hiện biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn người điều khiển phương tiện vận tải uống rượu, bia ngay trước và trong khi tham gia giao thông.
3. Người đã uống bia rượu mà điều khiển xe mô tô thì bị xử phạt hành chính như thế nào? Căn cứ các điểm c khoản 6, điểm c khoản 7, điểm e, g khoản 8 và các điểm đ, e, g khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, người đã uống rượu bia mà điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy có thể bị xử phạt như sau:
- Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. (Điểm c khoản 6 Điều 6)

Mức xử phạt: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng
Hình thức xử phạt bổ sung: Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng (Điểm đ khoản 10 Điều 6)
- Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. (Điểm c khoản 7 Điều 6)
Mức xử phạt: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Hình thức xử phạt bổ sung: Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng (Điểm e khoản 10 Điều 6)
- Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ. (Điểm e, g khoản 8 Điều 6)
Mức xử phạt: Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
Hình thức xử phạt bổ sung: Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng (Điểm g khoản 10 Điều 6).
Muốn hạn chế TNGT vì uống rượu bia trong những ngày Tết chỉ có thể thực hiện được bằng sự tự ý thức của chính người lái xe, bởi niềm vui của một người phải gắn với trách nhiệm; và lớn hơn trách nhiệm là tình cảm, trái tim của người lái xe vì sự an toàn của bản thân và cộng đồng. Vì vậy,  mỗi cán bộ, giáo viên và học sinh trường THPT Cao bá Quát-Quốc Oai hãy nói không với rượu, bia khi tham gia giao thông./.

Người tuyên truyền: Nguyễn Thị Thanh Hải
Người duyệt: NTH

 

Bình luận :