Trải nghiệm STEM “ Cách làm đèn Khổng Minh”

Hoạt động trải nghiệm STEM là một xu hướng giáo dục trong thời đại mới, không chỉ áp dụng các kiến thức trong nhiều lĩnh vực vào giảng dạy mà còn giúp học sinh phát triển được năng lực của bản thân.

Đèn Khổng Minh (Khổng Minh Đăng) còn được gọi là Đèn Trời (Thiên Đăng) do Gia Cát Lượng-tự Khổng Minh sống ở thời Tam Quốc phát minh ra. Khổng Minh phát minh ra đèn trời nhằm mục đích phát tín hiệu quân sự do thời kỳ đó truyền thông tin bằng hình thức đốt lửa vẫn là cách truyền tin nhanh và hiệu quả nhất trong những thời điểm quan trọng.

Ngày nay đèn Khổng Minh được đưa vào trong các lễ hội nhằm thu hút khách du lịch hoặc đó là một hoạt động văn hóa với mục đích tín ngưỡng là xua đuổi bóng đêm và ma quỷ hoặc đem theo một mong ước nào đó của người thả đèn.

Với mục đích để học sinh yêu thích và hứng thú với môn Vật lí, cô và trò lớp 10D5 đã thực hiện chủ đề Trải nghiệm STEM “Cách làm đèn Khổng Minh” nội dung trải nghiệm gắn liền với nội dung bài học STEM “ lực cản và lực nâng” trong chương trình Vật lí lớp10 có sự đa dạng, phong phú, giúp lôi cuốn học sinh tìm tòi, khám phá và vận dụng các kiến thức khoa học, công nghệ để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.

 * Cách làm sản phẩm đèn Khổng Minh

1. Chuẩn bị dụng cụ cần thiết:
- Đèn cầy ( nến)
- Kìm
- Dây chì
- Găng keo
- Vải hoặc giấy

2. Các bước tiến hành

Bước 1: Uống dây chì thành những vòng tròn

Bước 2: Xấp 3 vòng tròn theo hình trụ và dùng 3 sợi dây chì cố định lại, chừa 3 đầu ra một chút còn buộc đèn cầy vào cuối đèn.

Bước 3: Dùng giấy bao lại bên ngoài và dán lại bằng băng keo cho lồng đèn thành hình túi.

Bước 4: Dùng 3 sợi dây chì còn dư lại theo hình dọc buộc lấy cây nến.

Cách thả đèn Khổng Minh thì phải cần một nguồn nhiệt (thường là vải cuộn tròn đã được tẩm xăng hoặc dầu) buộc vào giữa miệng đèn sao cho cân đối. Khi đốt nguồn nhiệt sẽ làm lớp không khí bên trong đèn nóng lên và giãn nở (tăng thể tích) khiến cho trọng lượng riêng của khối không khí bên trong đèn giảm, lực đẩy Ác-si-mét xuất hiện giúp nâng đèn lên. Hoặc giải thích một cách đơn giản đèn Khổng minh hoạt động dựa trên hiện tượng đối lưu của chất khí.


(Học sinh trải nghiệm thả đèn Khổng Minh)

Trải nghiệm STEM đã giúp học sinh hào hứng hơn trong học tập, yêu thích môn học nhiều hơn. Cũng qua những bài học này học sinh được biết thêm những làng nghề truyền thống, qua đó nhắc nhở các em phải biết vươn lên làm chủ bản thân, mạnh mẽ đứng lên sau vấp ngã, không ngừng học tập nâng cao kiến thức, có ý thức giữ gìn những nét đẹp của quê hương Việt Nam.

Người thực hiện: Phạm Thị Hải
Duyệt đăng: DangNguyen

Bình luận :