NGƯT.TS Nguyễn Hữu Độ- Thành ủy viên, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội: Đổi mới để nâng tầm chất lượng giáo dục và đào tạo của Thủ đô

 Hà Nội luôn giữ vị trí là một trong các địa phương dẫn đầu cả nước về chất lượng giáo dục. Những thành tựu quan trọng cả về quy mô, chất lượng và hiệu quả giáo dục mà ngành GD&ĐT Hà Nội đạt được trong những năm qua đã góp phần vào thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và đất nước. Nhân dịp đầu Xuân Bính Thân 2016, PV Tạp chí Giáo dục Thủ đô đã có cuộc phỏng vấn NGƯT.TS Nguyễn Hữu Độ- Thành ủy viên, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội để cùng nhìn lại những thành tựu mà Hà Nội đã đạt được trong lĩnh vực nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài trong năm qua và hiểu hơn những bước vận hành của toàn ngành trong năm mới 2016.

  

 PVNhìn lại một năm công tác, thầy và trò ngành GD&ĐT Thủ đô đã đạt được những kết quả nào nổi bật, thưa Giám đốc?

- NGƯT.TS Nguyễn Hữu Độ: Năm 2015, với quyết tâm cao và sự nỗ lực của toàn ngành, chất lượng và hiệu quả giáo dục đã có bước chuyển biến rõ nét, đạt nhiều thành tựu quan trọng, góp phần đưa ngành GD&ĐT Thủ đô tiếp tục phát triển, được Bộ GD&ĐT và UBND Thành phố tặng Cờ thi đua Xuất sắcKết quả ấy được thể hiện trên nhiều mặt, trên các lĩnh vực công tác, diễn ra ở tất cả các cấp học, ngành học. Nhìn nhận một cách tổng thể, chúng ta có thể điểm qua một số nét đáng chú ý sau.

  1. Quy mô giáo dục tiếp tục ổn định và phát triển mạnh. Mạng lưới trường, lớp của Thủ đô được mở rộng, cơ sở vật chất được tăng cường đầu tư xây dựng, cơ bản từng bước được kiên cố hóa, chuẩn hóa và hiện đại, đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân Thủ đô và yêu cầu đào tạo nhân lực trong thời kỳ mới. Đến nay, toàn thành phố có 2.583 cơ sở giáo dục, 1.671.343 học sinh (so với cùng kỳ năm trước tăng 47 trường, tăng 77.665 học sinh).
  2. Công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành tiếp tục được đổi mới. Ngành đã tham mưu với Thành phố ban hành nhiều quyết sách phát triển giáo dục, đồng thời thực hiện tốt các chủ trương của Thành phố. Đáng chú ý là cơ bản đã hoàn thành tốt công tác triển khai thực hiện phân cấp quản lý giáo dục theo quy định tại Nghị định số 115-CP quy định trách nhiệm quản lý Nhà nước về giáo dục. Công tác cải cách hành chính có nhiều tiến bộ. Tiếp tục rà soát, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, chỉnh sửa và bổ sung vào hướng dẫn thực hiện các thủ tục hành chính theo hướng minh bạch, thông thoáng, phù hợp với các quy định mới ban hành và yêu cầu hội nhập quốc tế. Hà Nội cũng tăng cường các đoàn thanh tra, kiểm tra, nhờ đó việc thực hiện quy chế chuyên môn, nền nếp kỷ cương, việc thi cử, đánh giá giáo viên, nhân viên, đánh giá học sinh được thực hiện nghiêm túc hơn, thực chất hơn;
  3. Đạt hơn 52% trường công lập đạt Chuẩn quốc gia. Năm 2015 là năm cuối thực hiện Nghị quyết số 06/2011//NQ-HĐND ngày 15/7/2011 của HĐND Thành phố về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hà Nội 5 năm 2011-2015. Nghị quyết đề ra chỉ tiêu đến năm 2015, thành phố có từ 50-55% trường đạt CQG. Nhờ quá trình nỗ lực và vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đến cuối năm 2015, Hà Nội đã có số trường và tỷ lệ trường chuẩn cao nhất cả nước với hơn 1.100 trường đạt chuẩn, trong đó tỷ lệ trường công lập đạt CQG đã đạt hơn 52%, hoàn thành chỉ tiêu Nghị quyết 06 đã đề ra. Tính riêng trong năm 2015, chỉ tiêu Thành phố giao là 100 trường đạt CQG, ngành GD&ĐT Hà Nội đã phấn đấu đạt 116 trường (vượt kế hoạch 116%). Phải nhấn mạnh rằng, kết quả này đã góp phần tạo ra sự thay đổi đáng kể cho “bộ mặt” của giáo dục Thủ đô, tạo điều kiện thuận lợi để thầy dạy tốt, trò học tốt.
  4. Phổ cập giáo dục đạt nhiều bước tiến. Ngành GD&ĐT Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp cho công tác phổ cập giáo dục nhằm duy trì kết quả và nâng cao chất lượng phổ cập. Kết quả là ngành GD&ĐT Hà Nội đã được Bộ GD&ĐT công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ em 5 tuổi, trước 1 năm so với kế hoạch của Thành phố, trước 2 năm so với kế hoạch quốc gia. Hà Nội đã triển khai “Đề án xây dựng hệ thống thông tin điện tử quản lý PCGD - Chống mù chữ” trên phạm vi toàn thành phố. Đặc biệt, tháng 7/2015 vừa qua, Hà Nội đã được Bộ GD&ĐT công nhận đạt Chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2, đây được coi là một dấu mốc quan trọng trong công tác phát triển giáo dục của Thủ đô.
  5. Chất lượng giáo dục toàn diện và giáo dục mũi nhọn phát triểnNgành GD&ĐT Hà Nội đã tích cực đổi mới trong công tác giáo dục học sinh. Việc đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy được đẩy mạnh ở tất cả các cấp học, ngành học. Sau 5 năm thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng giáo dục mầm non Thành phố Hà Nội đến năm 2015”, quy mô, chất lượng giáo dục mầm non Thủ đô đã có những bước tiến vượt bậc. Hà Nội cũng đã triển khai những mô hình giáo dục tiên tiến, phương pháp giáo dục hiện đại như mô hình trường học mới VNEN (tại cấp Tiểu học và THCS), mô hình “Trường học kết nối”, phương pháp Bàn tay nặn bột... Năm qua, học sinh Thủ đô đạt nhiều thành tích cao hơn những năm trước tại các kỳ thi quốc gia và quốc tế. Trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia đã đạt 140 giải (trong đó có 10 giải Nhất), dẫn đầu toàn quốc về số lượng và chất lượng giải. Học sinh Thủ đô cũng liên tục giành thứ hạng cao trong các kỳ thi quốc tế, cụ thể giành được 43 giải và huy chương quốc tế (trong đó có 8 HCV, 17 HCB, 12 HCĐ và 6 giải Khuyến khích).
  6. Tổ chức tốt công tác tuyển sinh và kỳ thi THPT quốc gia. Tuyển sinh đầu cấp được thực hiện đúng yêu cầu "4 rõ": rõ phương thức, rõ tuyến, rõ chỉ tiêu và rõ thời gian ổn định. Dù gặp áp lực lớn về sự quá tải nhưng thành phố đã kiên quyết không thi tuyển vào lớp 6, xóa bỏ trường chuyên ở cấp THCS, đảm bảo đủ chỗ học cho học sinh. Ngành GD&ĐT Thủ đô cũng đã phối hợp với các trường đại học, tổ chức tốt kỳ thi THPT quốc gia tại 9 cụm thi trên địa bàn thành phố; kỳ thi đã diễn ra đảm bảo an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế.
  7. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được tăng cường: đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn về trình độ đào tạo và được nâng cao về chất lượng đào tạo. Hà Nội hiện có 126.472 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các cấp học, ngành học (trong đó có 93.801 giáo viên). Tỷ lệ giáo viên đứng lớp ở các bậc học, cấp học đạt chuẩn là 100%. Tỷ lệ trên chuẩn cao. Năm 2015, ngành đã tổ chức các đợt tập huấn để nâng cao trình độ, năng lực của giáo viên, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để các thầy cô phát triển tài năng, sức sáng tạo. Thực hiện Đề án ngoại ngữ 2020, ngành đã tổ chức thi rà soát cho 4.500 giáo viên tiếng Anh và toàn bộ số giáo viên tiếng Pháp các cấp học; Tổ chức thi cấp chứng chỉ B2 - C1; Tổ chức các lớp đào tạo nâng cao năng lực ngôn ngữ cho giáo viên, đào tạo giáo viên giảng dạy song ngữ ở các môn Toán và Khoa học tự nhiên.
  8. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý và tổ chức các hoạt động giáo dục. Ngành GD&ĐT đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp đẩy mạnh ứng dụng CNTT như: hệ thống email nội bộ; phần mềm thi và tuyển sinh; báo cáo thống kê. CNTT đã được áp dụng trong công tác quản lý Sáng kiến kinh nghiệm, văn bản điều hành tác nghiệp; kết quả học tập học sinh tiểu học theo thông tư 30. Hà Nội cũng ra mắt trang thông tin điện tử Tạp chí GD Thủ đô. Đồng thời, đến nay, tất cả các phòng GD&ĐT quận, huyện, thị xã có trang (hoặc cổng) thông tin điện tử. Ngành GD&ĐT Hà Nội đã đảm bảo cung cấp 3 dịch vụ công đạt mức độ 3 và 100% thủ tục hành chính mức độ 2 trên cổng thông tin điện tử của ngànhNăm học 2014-2015, Sở GD&ĐT Hà Nội đã tổ chức 16 cuộc họp giao ban qua mạng với các đơn vị thông qua hệ thống của UBND thành phố và UBND các quận, huyện, thị xã đạt kết quả tốt và được UBND Thành phố đánh giá là 1 trong 5 đơn vị dẫn đầu về ứng dụng CNTT.
  9. Công tác xã hội hóa giáo dục được quan tâm và phát triển. Hà Nội đã huy động các nguồn lực đầu tư ngoài ngân sách đầu tư cho giáo dục. Đến nay đã có 78 dự án xã hội hóa với tổng mức đầu tư đăng ký trên 5.600 tỉ đồng, sử dụng 1.009.673 m2 đất; có 58 dự án đã triển khai đầu tư xây dựng, trong đó 17 dự án đã hoàn thành đưa vào hoạt động (so với chỉ tiêu kế hoạch đến hết năm 2012 là 25 trường, đến năm 2015 là 35 trường). Công tác xây dựng trường Chất lượng cao cũng được đặc biệt quan tâm. Đến nay, Hà Nội có 10 trường được công nhận là trường chất lượng cao (02 Mầm non, 04 Tiểu học, 01 THCS, 03 THPT).

 

 

* Trong sự nghiệp đổi mới giáo dục và đào tạo, ngành GD&ĐT Hà Nội đã có những bước đi cụ thể nào, thưa Giám đốc?

- Sở GD&ĐT đã tham mưu với Thành phố Hà Nội xây dựng các văn bản chỉ đạo và chỉ đạo, hướng dẫn các Sở, ngành, UBND quận, huyện thị xã, các ban ngành, đoàn thể trên địa bàn thành phố quán triệt thực hiện tốt các kế hoạch, chương trình hành động của Thành phố và Thành ủy về việc thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”; phân công nhiệm vụ từng thành viên Ban chỉ đạo; xác định các giải pháp tổ chức triển khai từng nội dung và xây dựng lộ trình thực hiện cho từng năm và giai đoạn, đảm bảo đúng định hướng, đồng bộ, tạo cơ sở vững chắc cho phát triển giáo dục và đào tạo Thủ đô.

Các cơ sở giáo dục của Hà Nội đã xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục định hướng phát triển năng lực học sinh; đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo các văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Sở đã chỉ đạo sát sao việc xây dựng các chủ đề dạy học của tổ nhóm, đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo định hướng dạy học và kiểm tra đánh giá nhằm phát triển năng lực học sinh, đồng thời giao quyền tự chủ cho các nhà trường thực hiện xây dựng chương trình dạy và học trên cơ sở khung chương trình và hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học theo công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 01/9/2011 của Bộ GD&ĐT ban hành. Đến nay, 100% các đơn vị đã chủ động xây dựng kế hoạch giảng dạy phù hợp trên cơ sở khung chuẩn phân phối chương trình của Bộ, phù hợp với các chuyên đề dạy học và theo hình thức, phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực đề nhằm định hướng phát triển năng lực người học, 100% các tổ nhóm chuyên môn của các trường THPT trên toàn thành phố đã thực hiện xây dựng 2 – 4 chuyên đề/tổ nhóm/trường/học kỳ và bước đầu đã dạy học thử nghiệm để dự giờ, phân tích, rút kinh nghiệm.

 

 

Ngành GD&ĐT Hà Nội tiếp tục thực hiện chủ trương “Mỗi giáo viên, CBQL giáo dục thực hiện một đổi mới trong phương pháp dạy học và quản lý. Mỗi trường có một kế hoạch cụ thể về đổi mới PPDH”. Sở cũng đã chỉ đạo các  đơn vị xây dựng được hệ thống ngân hàng đề kiểm tra chung cho các khối lớp ở từng bộ môn; xây dựng nguồn học liệu mở, tập huấn cho các cơ sở việc ứng dụng CNTT, đẩy mạnh việc vận dụng dạy học giải quyết vấn đề, các phương pháp thực hành trong các môn học; bảo đảm cân đối giữa việc truyền thụ kiến thức và rèn luyện kỹ năng cho học sinh; tăng cường liên hệ thực tế, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với nội dung bài học.

Kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực được ngành GD&ĐT Hà Nội thực hiện triệt để. Các hình thức kiểm tra, đánh giá đều hướng tới phát triển năng lực của học sinh; coi trọng đánh giá để giúp đỡ học sinh về phương pháp học tập, động viên sự cố gắng, hứng thú học tập của các em trong quá trình dạy học. Sở cũng đã tổ chức tập huấn về quy trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực, đổi mới sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học và quy trình xây dựng các chuyên đề dạy học và tiêu chí dự giờ, đánh giá đối với việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực. Tập huấn về ra đề thi, kiểm tra cho CBQL và giáo viên. Đổi mới trong công tác kiểm tra, đánh giá học sinh tiểu học, Sở đã chỉ đạo, hướng dẫn 100% các trường tiểu học thực hiện tốt Thông tư số 30/TT-BGDĐT, ngày 28/8/2014 về đánh giá xếp loại học sinh tiểu học.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển (bên phải) trao Cờ đơn vị tiêu biểu Xuất sắc năm học 2014 – 2015 cho ngành GD&ĐT Hà Nội

Năm 2016 là năm đầu tiên của nhiệm kỳ 2015-2020 Đại hội Đảng bộ Hà Nội lần thứ XVI, ngành GD&ĐT Hà Nội sẽ tập trung vào những nội dung trọng tâm nào để tạo sự chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả giáo dục đào tạo?

- Để đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển Thủ đô và đất nướcngành GD&ĐT Thủ đô quyết tâm đổi mới để nâng tầm chất lượng giáo dục và đào tạo. Theo đó, ngành sẽ chú trọng xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Đặc biệt coi trọng việc hình thành và phát triển đội ngũ: Đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn về trình độ đào tạo và chuẩn nghề nghiệp; phấn đấu có nhiều nhà giáo mẫu mực, cán bộ quản lý mẫu mực với phẩm chất tốt, chuyên môn giỏi, phong cách đẹp, tâm huyết và trách nhiệm với nghề; Tiếp tục tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trường lớp theo hướng đồng bộ, chuẩn hoá, tiên tiến và từng bước hiện đại. Đẩy mạnh việc xây dựng trường học đạt CQG, phấn đấu đến năm 2020 Thành phố có 70% trường công lập đạt Chuẩn. Thực hiện tốt ch­ương trình kiên cố hóa trường lớp, hoàn thành xóa các phòng học cấp 4 xuống cấp, tiến tới hoàn thành xóa các phòng học cấp 4 ở tất cả các cấp học vào năm 2020; Chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục một cách thực chất, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục, coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người họcĐổi mới công tác quản lý giáo dục, đào tạo, bảo đảm dân chủ, thống nhất. Tăng quyền tự chủ và trách nhiệm của các cơ sở giáo dục, cơ quan quản lý giáo dục các cấp, gắn trách nhiệm với quyền hạn sử dụng nhân sự và tài chính, đặc biệt trong quản lý nhà nước về giáo dục mầm non, phổ thôngGDTX, Trung tâm dạy nghề…

Để thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tp Hà Nội lần thứ XVI, ngành GD&ĐT Thủ đô sẽ cụ thể hóa xây dựng thành các kế hoạch, chương trình hành động. Ngành đã chủ động đặt ra mục tiêu cao trong Đại hội, định hướng đưa Thủ đô trở thành trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, thực hiện tốt 3 chiến lược là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Đặc biệt, phấn đấu đến năm 2025, xây dựng nền giáo dục Thủ đô đáp ứng tiêu chuẩn của nền giáo dục tiên tiến. Đây là nhiệm vụ quan trọng, lớn lao của ngành giáo dục Thủ đô. 

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô là một trong những mục tiêu quan trọng Đại hội Đảng bộ TP đề ra trong nhiệm kỳ tới. Ngành GD&ĐT Thủ đô sẽ thực hiện mục tiêu này thế nào để đạt hiệu quả, thưa Giám đốc?

- Với giáo dục phổ thông, cần tạo ra nền tảng giáo dục ban đầu về đạo đức, nhân cách, trí tuệ, kiến thức để giúp cho học sinh tiếp cận được nghề nghiệp. Ngành sẽ tập trung nâng cao chất lượng giáo dục một cách thực chất, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục, coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người họcTriển khai thực hiện đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng dạy cách học và tự học. Thiết kế và tổ chức các hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, văn hoá và rèn luyện kỹ năng sống cũng như chất lượng giáo dục thể chất trong trường học nhằm phát triển thể lực, tầm vóc học sinh, sinh viên. Chú trọng nâng cao năng lực ngoại ngữ, tin học, hướng dẫn và thu hút nhiều học sinh trung học phổ thông nghiên cứu khoa học kỹ thuật, tổ chức nhiều hoạt động nâng cao trí tuệ cho học sinh, sinh viên. Phát triển đa dạng nội dung, tài liệu và hình thức giáo dục thường xuyên, đáp ứng nhu cầu học tập của mọi người. Nội dung giáo dục nghề nghiệp được xây dựng theo hướng tích hợp kiến thức, kỹ năng, tác phong làm việc chuyên nghiệp để hình thành năng lực nghề nghiệp cho người học.

Ngành cũng tiếp tục tæ chøc thực hiện giảng dạy bé tµi liÖu Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Thñ ®« trong các trường phổ thông, góp phần đào tạo, xây dựng thế hệ người Hà Nội thanh lịch - văn minh. Đẩy mạnh hoạt động của các Trung tâm học tập cộng đồng, tăng cường sự phối hợp giữa các ngành, các địa phương để xây dựng xã hội học tập; lan tỏa phong trào hiếu học. Phát huy vai trò tích cực của gia đình, đoàn thể cộng đồng dân cư góp phần làm giảm tỷ lệ học sinh lưu ban, bỏ học. Tích cực thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục trên toàn Thành phố, phấn đấu 95% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ THPT và tương đương vào năm 2020...

* Để có được đội ngũ CBGV đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn về trình độ đào tạo và chuẩn nghề nghiệp;có nhiều nhà giáo mẫu mực, cán bộ quản lý mẫu mực với phẩm chất tốt, chuyên môn giỏi, phong cách đẹp, tâm huyết và trách nhiệm với nghề..., ngành GD&ĐT Thủ đô sẽ hướng vào những giải pháp cốt lõi nào, thưa Giám đốc?

Một trong những giải pháp cốt lõi được toàn ngành tập trung triển khai trong giai đoạn này là tổ chức đánh giá thường xuyên đối với từng vị trí công việc theo chuẩn chức danh và chuẩn nghề nghiệp. Việc xem xét, đánh giá giáo viên không chỉ căn cứ vào chuẩn trình độ đào tạo, mà còn coi trọng kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm và sự tiến bộ của học sinh. Kết quả đánh giá là căn cứ để Hà Nội xây dựng kế hoạch sắp xếp, luân chuyển, bố trí, sử dụng đội ngũ và thực hiện chế độ chính sách phù hợp.

Đối với cán bộ quản lý giáo dục, phải lựa chọn đ­ược những người vừa công tâm, vừa có kiến thức và tinh thần trách nhiệm cao, những yếu tố tạo nên bản lĩnh của ngư­ời cán bộ quản lý. Tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, phong cách, đào tạo bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên. Có kế hoạch bồi d­ưỡng và đòi hỏi cán bộ quản lý nghiêm túc theo học các lớp bồi dưỡng kiến thức lãnh đạo, quản lý hoạt động dạy và học, quản lý nhân sự, tài chính và quản lý cơ sở vật chất. Có chính sách ưu đãi để thu hút nhân tài về công tác trong ngành giáo dục.

Bên cạnh các công tác đào tạo, bồi dưỡng, Hà Nội cũng sẽ tập trung đẩy mạnh cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và “Nhà trường văn hóa- Nhà giáo mẫu mực- Học sinh thanh lịch” nhằm hoàn thiện đội ngũ về phẩm chất, tâm huyết với nghề. Về phía các địa phương, từng đơn vị cũng cần chọn cho mình những nội dung cơ bản để làm “điểm nhấn” tạo sự chuyển biến toàn diện hơn về chất lượng đội ngũ. Phấn đấu, đến năm 2020 tất cả giáo viên tiểu học,THCS và 80% giáo viên mầm non phải có trình độ từ cao đẳng và đại học trở lên; đối với THPT phải có ít nhất 30% giáo viên có trình độ thạc sĩ trở lên và đến năm 2020 có 50 - 55% cán bộ, giáo viên, nhân viên là đảng viên.

Rộng mở chân trời tri thức

Đón chào xuân mới, Giám đốc có điều gì nhắn nhủ tới thầy và trò ngành GD&ĐT Thủ đô?

- Mặc dù Hà Nội đã đạt được nhiều thành tích trong giáo dục và đào tạo, song một số tồn tại ở lĩnh vực này vẫn khiến nhiều người dân Thủ đô băn khoăn. Đó là, quy mô trường lớp phát triển đa dạng, phân bố không đều; mức độ phát triển và chất lượng giáo dục giữa các trường, các khu vực chưa tương xứng; điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị trong các trường học tuy đã được tăng cường nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, quỹ đất dành cho phát triển giáo dục ở một số quận, huyện, các khu đô thị mới còn thiếu; một bộ phận đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế. Vấn đề lạm thu, dạy thêm, học thêm ở một số nơi vẫn tồn tại, gây bức xúc trong dư luận…

Thực tế này đòi hỏi mỗi CBGV-NV và HS trong toàn ngành cùng quyết tâm thực hiện có hiệu quả các giải pháp trọng tâm mà ngành đã đề ra. Mỗi cá nhân với trách nhiệm, sự tâm huyết, sáng tạo và khả năng của mình sẽ là một “mắt xích” quan trọng trong sự vận hành của ngành. Đặc biệt, với niềm vinh dự, tự hào là người con của Thủ đô Hà Nội- trái tim của cả nước, mỗi nhà giáo Thủ đô hãy xứng đáng là tấm gương đẹp về phong cách, trình độ, lối sống thanh lịch- văn minh để hoàn thành trọng trách vinh quang trong sự nghiệp “Trồng người”, thiết thực đưa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVI và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đi vào cuộc sống, góp phần thúc đẩy sự nghiệp CNH-HĐH Thủ đô và đất nước, phát huy truyền thống của Thủ đô văn hiến, anh hùng, làm rạng danh hào khí Thăng Long - Hà Nội nghìn năm tuổi.

Trong sự phát triển của ngành GD&ĐT Thủ đô những năm gần đây, Tạp chí Giáo dục Thủ đô đã luôn đồng hành với đội ngũ CBGV-NV các nhà trường. Tạp chí đã không ngừng đổi mới về nội dung và hình thức; tiếp cận chính&

Bình luận :