Ngành GD&ĐT Hà Nội kỷ niệm 60 năm thành lập và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất
Sáng 13/11, tại Cung văn hóa hữu nghị Việt – Xô, ngành GD&ĐT Hà Nội đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm thành lập ngành (1954 – 2014) và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất, tuyên dương khen thưởng các điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực tiêu biểu của Thủ đô. Dự buổi lễ có GS.TS NGƯT Nguyễn Thiện Nhân - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; GS.TS Trần Hồng Quân - Nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT; Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển; Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo; Phó bí thư thường trực Thành ủy Nguyễn Công Soái; Phó bí thư Thành ủy Hà Nội Tưởng Phi Chiến; PCT UBND TP Nguyễn Thị Bích Ngọc…
|
||||||
Hai lần vinh dự đón Huân chương Độc lập hạng Nhất Tại buổi lễ, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Nguyễn Hữu Độ đã tóm lược những giai đoạn phát triển của giáo dục Thủ đô từ năm 1954 đến nay. Theo đó, khi mới được giải phóng, Thủ đô Hà Nội chỉ có 3 trường mầm non, 96 trường tiểu học, 4 trường phổ thông và 1 trường kỹ nghệ thực hành với tổng số chưa đầy một vạn học sinh. 10 năm đầu sau giải phóng (1954 – 1965) là giai đoạn đặc biệt khó khăn khi vừa phải hàn gắn vết thương chiến tranh, vừa đẩy nhanh sự phát triển của giáo dục. Các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đã khắc phục mọi thiếu thốn để đẩy mạnh phong trào thi đua “hai tốt” nên giáo dục Thủ đô đã tăng mạnh về quy mô và chất lượng. Giai đoạn 1965 – 1975, thầy và trò các trường học của Thủ đô phải sơ tán về các vùng nông thôn, các huyện ngoại thành để tránh bom Mỹ. Tuy phải đối mặt với bao khó khăn và nguy hiểm nhưng các nhà giáo -những chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, giáo dục - đã nỗ lực thực hiện lời Bác dạy “Dù khó khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy tốt – học tốt”. Số lượng trường, lớp vì thế vẫn không ngừng tăng lên, chất lượng giáo dục luôn được đảm bảo. Sau ngày Miền Giai đoạn 1986 – 2007, bắt nhịp với công cuộc đổi mới đất nước, ngành GD&ĐT Thủ đô đã tích cực đổi mới cả nội dung và phương pháp đào tạo với mục tiêu “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa Thủ đô và đất nước”. Trong khoảng thời gian 20 năm sau đổi mới, ngành GD&ĐT Thủ đô là đơn vị đầu tiên của cả nước hoàn thành phổ cập giáo dục Tiểu học (1990) và THCS (1999). Các ngành học, bậc học phát triển đa dạng, xứng tầm là trung tâm giáo dục lớn của cả nước. Từ năm 2008 đến nay, Hà Nội mở rộng địa giới hành chính, ngành GD&ĐT Hà Nội có quy mô lớn nhất cả nước. Ngành đã tham mưu UBND Thành phố ban hành nhiều quyết sách quan trọng để đầu tư, phát triển giáo dục. Giáo dục Hà Nội luôn kiên trì mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ về mọi mặt cho cán bộ, giáo viên. Hà Nội là một trong 10 địa phương đầu tiên của cả nước đạt Chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Tỷ lệ trường công lập đạt Chuẩn quốc gia cao nhất cả nước. Thành tích thi HSG quốc gia ngày càng tăng. Nếu như năm 2008 có 88 em đạt giải thì tới năm 2014, con số này đã tăng lên 137 giải. Học sinh Thủ đô cũng đạt nhiều giải cao trong các cuộc thi cấp quốc tế, mang về vinh quang cho nước nhà. Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt
Nâng cao vị thế hàng đầu của giáo dục và đào tạo Thủ đô Phát biểu trước gần 700 nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu đại diện cho hơn 116 nghìn cán bộ, giáo viên, nhân viên của ngành GD&ĐT Thủ đô, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đã biểu dương những thành tích mà ngành GD&ĐT Thủ đô đã đạt được trong 60 năm và khẳng định: Giáo dục và đào tạo luôn là quốc sách hàng đầu của mỗi quốc gia. Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Đảng và Bác Hồ đã có chủ trương phát triển đội ngũ trí thức để xây dựng, kiến thiết đất nước, trong đó Hà Nội - trái tim của cả nước trở thành địa phương đi đầu trong sự nghiệp vẻ vang này. 60 năm qua, dù phải trải qua nhiều giai đoạn khó khăn, thử thách, song trong bất cứ hoàn cảnh nào, Hà Nội vẫn luôn là tấm gương điển hình trong sự nghiệp giáo dục - đào tạo, phát triển và bồi dưỡng một đội ngũ trí thức hùng hậu, đóng góp vào sự phát triển chung của Thủ đô và đất nước. GS.TS Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh: 5 năm tới sẽ là chặng đường phấn đấu quyết liệt để Thủ đô Hà Nội trở thành một đô thị văn minh, hiện đại, có vị trí xứng đáng ở trong khu vực. Đây là nhiệm vụ to lớn và nặng nề, nhưng cũng rất vinh quang. Cùng với khoa học và công nghệ, ngành GD&ĐT Thủ đô cần vươn lên phát triển mạnh mẽ và vững chắc hơn nữa, đáp ứng yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp to lớn đó. Trong thời gian tới và ngay từ năm học 2014-2015 này, ngành GD&ĐT Hà Nội cần chăm lo nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học (bao gồm cả đức, trí, thể, mỹ), làm tốt cả việc dạy chữ, dạy nghề, dạy người, đặc biệt là dạy người; không ngừng cải tiến cách dạy, cách học theo hướng khơi dậy tư duy sáng tạo của học sinh, năng lực tự học, tự tu dưỡng rèn luyện; gắn học lý thuyết với thực hành, học kiến thức với công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, trau dồi đạo đức, lối sống, nhằm tạo ra những con người thật sự có đức, có tài, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc. Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cũng yêu cầu ngành GD&ĐT Thủ đô trong thời gian tới tập trung xây dựng và triển khai Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo với các nhiệm vụ, giải pháp, lộ trình thực hiện khả thi, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Thủ đô. Tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của Bộ GD&ĐT, của các tỉnh, thành trong cả nước để thực hiện tốt nhiệm vụ tiên phong trong đổi mới giáo dục và đào tạo. Cùng với việc phát triển quy mô, cần tiếp tục có những giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục một cách toàn diện để đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp phát triển Thủ đô và đất nước; đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân, từng bước hình thành xã hội học tập. Bên cạnh đó, ngành GD&ĐT Hà Nội phải chú trọng bồi dưỡng chuyên môn, kiến thức để nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong toàn ngành. Đặc biệt quan tâm bồi dưỡng, đào tạo lại đội ngũ giáo viên phổ thông đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình, sách giáo khoa mới vào năm 2016; Tiếp tục tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ tại các cơ sở giáo dục, đào tạo, trong đó tập trung vào công tác quản lý, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm và thông báo công khai trước công luận. Tôn vinh đóng góp của những người thầy Tại buổi lễ sáng nay, các tập thể, cá nhân tiêu biểu của các ngành học, cấp học đã được tuyên dương và khen thưởng vì đã đạt được những thành tích xuất sắc trong công tác giáo dục của Thủ đô trong năm học 2013 – 2014. Trường THPT chuyên Hà Nội – Trường THPT Kim Liên, Tiểu học Đoàn Thị Điểm, THCS Lê Ngọc Hân (quận Hai Bà Trưng) đã được Thủ tướng Chính phủ tặng Cờ thi đua xuất sắc trong năm học 2013 – 2014. Phòng GD&ĐT Hai Bà Trưng, trường Mầm non 20 -10, THPT Chu Văn An đã được nhận Cờ thi đua xuất sắc của Bộ GD&ĐT. Nói về những đóng góp của các nhà giáo, các cơ sở giáo dục, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Nguyễn Hữu Độ khẳng định: “Năm học vừa qua, mỗi ngành học, cấp học, đơn vị đều thể hiện sự nỗ lực của mình, từng bước khắc phục khó khăn để đạt được những kết quả toàn diện, tích cực duy trì ổn định số lượng, không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục. Chính điều này đã tạo nên bức tranh toàn cảnh sinh động của giáo dục và đào tạo Thủ đô trên bước đường đổi mới, hội nhập và phát triển. Sự lao động tận tụy, trách nhiệm và tình yêu nghề của các cán bộ quản lý, nhà giáo góp phần mang lại từng giờ học tốt, từng bước trưởng thành vững vàng cho học sinh, nâng tầm hoạt động của mỗi nhà trường, từ đó làm nên những thành tích mới của ngành GD&ĐT Thủ đô”. Tạp chí Giáo dục Thủ đô Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển (bên phải) trao Cờ thi đua xuất sắc của Bộ cho các đơn vị Lãnh đạo thành phố Hà Nội trao Cờ thi đua xuất sắc của Thủ tướng Chính phủ cho các đơn vị
|
Bình luận :