Nêu cao trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, giáo viên, học sinh trường THPT Cao Bá Quát trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng

Trong bối cảnh hiện nay cùng với sự phát triển nhanh chóng của các phương tiện truyền thông, mạng xã hội thì sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và sự chống phá của các thế lực thù địch ngày càng lớn. Vì vậy bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng không chỉ là trách nhiệm của của các cơ quan của Đảng, các đồng chí đảng viên mà là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Chính vì vậy trong những năm qua Trường THPT Cao Bá Quát luôn chú trọng đến công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, coi đây là nhiệm vụ quan trọng phải thực hiện thường xuyên, liên tục.

 Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng không chỉ là bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chi Minh với tư cách là học thuyết, tư tưởng cách mạng mà còn phải bảo vệ thành tựu và biểu hiện cụ thể của nền tảng tư tưởng đó trong thực tiễn đổi mới đất nước.

Thực tế thời gian qua cho thấy, các thế lực thù địch phản động trong và ngoài nước thường gia tăng các hoạt động xuyên tạc, phê phán, bác bỏ và chống phá quyết liệt nền tảng tư tưởng của Đảng với những thủ đoạn tấn công ngày càng đa dạng, tinh vi và xảo quyệt hơn. Chúng gây hoang mang, dao động về tư tưởng, lý luận, phát tán tài liệu, kích động, chống đối dưới nhiều hình thức, đặc biệt thông qua các trang mạng, các hội nhóm, tài khoản xã hội; tạo lập các website, blog, facebook, fanpage giả mạo của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có uy tín để đăng tải thông tin xuyên tạc, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, xuyên tạc về bản chất chế độ xã hội chủ nghĩa. Thậm chí, chúng còn khai thác lỗ hổng bảo mật của các website, cổng thông tin điện tử để sửa chữa, chèn thêm đường dẫn (link) đăng tải nội dung, thông tin giả mạo, xấu độc, làm sai lệch bản chất thông tin, từ đó thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong hệ thống chính trị và trong nhân dân….

Trước tình hình diễn biến phức tạp như vậy, cấp ủy, chi bộ Đảng và chính quyền trường THPT Cao Bá Quát- Quốc Oai luôn xác định tăng cường công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác có hiệu quả các quan điểm sai trái, thù địch là một nội dung cơ bản, hệ trọng, sống còn của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong các nhiệm vụ chiến lược cũng như kế hoạch mục tiêu của cấp ủy đảng, chi bộ nhà trường. Trong những năm qua và những năm tiếp theo, để tăng cường sự lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng, cấp ủy, chi bộ, cán bộ, đảng viên, giáo viên và học sinh trường THPT Cao Bá Quát đã và đang thực hiện tốt một số nội dung cơ bản như sau:

Về  phía cấp ủy, chi bộ và nhà trường đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và chất lượng của môi trường giáo dục. Dưới đây là một số giải pháp mà nhà trường cần làm để đối phó với các thế lực thù địch và thông tin xuyên tạc

Thứ nhất: Xây dựng chiến lược thông tin. Phát triển một chiến lược cụ thể để đối phó với thông tin xuyên tạc và tác động của các thế lực thù địch. Điều này bao gồm việc xác định các mục tiêu, biện pháp cụ thể và cách tiếp cận để bảo vệ  nền tảng tư tưởng của Đảng.

Thứ hai: Đào tạo và nâng cao nhận thức cho Cán bộ, đảng viên, giáo viên và học sinh. Tổ chức các buổi đào tạo và hội thảo cho cán bộ, giáo viên và nhân viên về việc nhận biết, phản ứng và đối phó với thông tin xuyên tạc và các hoạt động của các thế lực thù địch.  Bồi dưỡng kỹ năng nhận diện các âm mưu, thủ đoạn tấn công mạng và các hình thức phát sinh trên không gian mạng vì các thế lực hay lợi dụng các trang Website, facebook, zalo, twitter, diễn đàn để phát tán các tài liệu, làm mới thông tin, bịa đặt thông tin. Ở mức độ cao hơn, các thế lực còn thông qua blog cá nhân lôi kéo, kích động các phần tử bất mãn, tập hợp lực lượng, thành lập các tổ chức chống đối Chính phủ, xuyên tạc Cương lĩnh, đường lối, quan điểm nền tảng tư tưởng của Đảng ta.

Thứ ba: Tạo ra nguồn thông tin chính thống. Xây dựng và duy trì các nguồn thông tin chính thống và đáng tin cậy, bao gồm trang web, tài khoản mạng xã hội và tài liệu giáo trình, để cung cấp thông tin đúng đắn và chính xác cho cán bộ, đảng viên, giáo viên và học sinh. Trong những năm qua nhà trường đã luôn duy trì và hoạt động có hiệu quả cổng thông tin điện tử của nhà trường. Khuyến khích cán bộ, giáo viên và học sinh viết bài, lãnh đạo nhà trường kiểm duyệt và thường xuyên đăng tin về đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Đặc biệt khi có văn bản mới của Đảng hay các Luật mới ban hành có hiệu lực thi đều được thông tin đến cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và cha mẹ học sinh được biết và thực hiện. Ban tuyên truyền, giáo dục pháp luật của nhà trường ngay từ đầu năm đã xây dựng kế hoạch và triển khai công tác tuyên truyền thường xuyên hằng tuần, hằng tháng. Ban truyền thông khuyến khích CB,GV,NV và HS nhà trường viết bài để đưa những thông tin, những hoạt động của nhà trường. Ngoài ra nhà trường còn có các trang Fanpage của nhà trường, của Công đoàn và đoàn thanh niên thường xuyên hoạt động có hiệu quả. Sau đây là 1 số đường link của các trang của nhà trường.

https://www.facebook.com/share/PmGYr3JXDsRcbDbv/?mibextid=JRoKGi
https://www.facebook.com/share/avab9o1od61c5qX8/?mibextid=JRoKGi
https://cbqqo.edu.vn

Thứ tư: nhà trường phối hợp với  Ban tuyên giáo huyện Quốc Oai; Công an huyện Quốc Oai; Phòng tư pháp huyện; Các trường Đại học, Cao đẳng để tập huấn cho cán bộ, đảng viên, giáo viên và học sinh về các văn bản pháp luật như Bộ luật hình sự, Luật an ninh mạng; Luật PCTN; Luật nghĩa vụ quân sự;…Ban tuyên giáo thường xuyên bồi dưỡng kiến thức chính trị hè cho cán bộ, đảng viên, giáo viên; Các trường Đại học tập huấn về các quy định pháp luật,… để các bộ phận trong nhà trường có kiến thức để nhận dạng và đối phó với các thách thức liên quan đến thông tin xuyên tạc để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

 
Công an huyện Quốc Oai tuyên truyền Bộ luật hình sự- Phòng chống bạo lực học đường; Cô Nguyễn Thị Huệ - PHT-BCV Hội thảo công tác chủ nhiệm về quản lý, GD hs thực hiện Luật ATGT

Thứ 5 Tăng cường an ninh mạng: Nhà trường cần tăng cường đầu tư nâng cấp cải thiện hệ thống bảo mật mạng của nhà trường để ngăn chặn các cuộc tấn công và xâm nhập từ các thế lực thù địch và nhóm tin tặc. Nâng cao ý thức phòng tránh, tự vệ và phối hợp các cơ quan ban ngành, tổ chức  hay cá nhân sử dụng các biện pháp kỹ thuật để khắc phục hậu quả trong khi bị tấn công trên không gian mạng, chỉ đạo các tổ CM, GVCN đôn đốc nhắc nhở người dùng không nên vào những trang Web lạ, những email chưa rõ danh tính và đường linh đáng nghi ngờ, sử dụng cập nhật bản trình duyệt, hệ điều hành và các chương trình sử dụng. Khi phát hiện bị tấn công trên không gian mạng, nhanh chóng ngắt kết nối mạng; sử dụng các công cụ giải mã độc; báo cho người có trách nhiệm qua đường dây nóng…

    Thứ sáu theo dõi và phản ứng nhanh. Thiết lập cơ chế theo dõi và phản ứng nhanh chóng đối với thông tin xuyên tạc và các hoạt động phá hoại, bao gồm việc xử lý các trường hợp vi phạm và thông báo cho các cơ quan chức năng liên quan. Nhà trường cần xây dựng đội phản ứng nhanh để xử lý kịp thời khi có gặp những thông tin xuyên tạc để báo cho các cơ quan chức năng để xử lý kịp thời tránh phát tán nhanh gây hậu quả đáng tiếc xẩy ra.

    Thứ bảy: Tạo môi trường để cá nhân phát triển. Tạo ra một môi trường học tập và làm việc mà cán bộ, giáo viên và nhân viên được khuyến khích và hỗ trợ trong việc phát triển kỹ năng và kiến thức cần thiết để đối phó với các thách thức liên quan đến thông tin xuyên tạc.

    Bằng cách thực hiện những biện pháp này một cách có hiệu quả và liên tục, cấp ủy Đảng và nhà trường có thể giữ vững sự an toàn và tính chính xác của môi trường giáo dục, bảo vệ tư tưởng và phát triển bền vững của cộng đồng giáo dục. Bảo vệ được nền tảng tư tưởng của Đảng.

    Về phía giáo viên: Giáo viên có vai trò quan trọng trong việc đối phó với các thế lực thù địch và xử lý thông tin xuyên tạc trong giáo dục. Dưới đây là một số hoạt động mà giáo viên có thể thực hiện:

    Thứ nhất: Giảng dạy và phản biện thông tin. Tạo cơ hội cho học sinh thảo luận về sự quan trọng của việc kiểm tra và phản biện thông tin trước khi chấp nhận nó. Giáo viên có thể dùng các ví dụ cụ thể và thực tế để minh họa cho học sinh.

    Thứ hai là khuyến khích tư duy phản biện của học sinh. Khuyến khích học sinh đặt câu hỏi, suy luận logic và tìm hiểu sâu hơn về các vấn đề thực tế, thay vì chấp nhận thông tin một cách mù quáng.

    Thứ ba là phát triển kỹ năng phân tích. Dạy học sinh cách phân tích nguồn gốc của thông tin và xác định các điểm mạnh và yếu của các nguồn tin.

    Thứ tư là thảo luận về đạo đức thông tin. Truyền đạt cho học sinh về tầm quan trọng của việc chia sẻ thông tin đúng đắn và trách nhiệm của họ khi sử dụng mạng xã hội và truyền thông. Giúp học sinh hiểu được các quy định pháp luật về việc chia sẻ thông tin và đặc biệt cách sử dụng mạng xã hội.

    Thứ năm, tạo môi trường học tập an toàn. Tạo ra một không gian trong lớp học mà học sinh cảm thấy tự do và thoải mái khi chia sẻ ý kiến và đặt câu hỏi về các vấn đề phức tạp.

    Thứ sáu, giáo dục về an toàn mạng. Giáo viên nhà trường dành thời gian trong giờ học để lồng ghép giảng dạy, các chủ đề sinh hoạt lớp, sinh hoạt dưới cờ về các nguy cơ và biện pháp bảo vệ cá nhân trực tuyến, bao gồm cả việc nhận biết thông tin xuyên tạc và độc hại trên mạng.


Cô Nguyễn Thị Huệ-PHT và cô Nguyễn Thị Thanh Hải GV GDCD tuyên truyền pháp luật cho  học sinh trong giờ SHTT .

    Thứ bảy là phối hợp với CMHS.  Liên kết với CMHS để chia sẻ thông tin và chiến lược về cách giáo dục học sinh về an toàn mạng và phản biện thông tin. Những hoạt động này không chỉ giúp học sinh phát triển kỹ năng quan trọng mà còn tạo ra môi trường học tập lành mạnh và an toàn.

    Về phía học sinh. Học sinh cũng có vai trò quan trọng trong việc đối phó với thông tin xuyên tạc và bảo vệ tư tưởng chính đáng. Dưới đây là một số hoạt động mà học sinh có thể thực hiện:

    Thứ nhất: Tự kiểm tra thông tin Trước khi chấp nhận một thông tin, học sinh nên tự kiểm tra nguồn gốc của nó và xem xét tính đúng đắn của thông tin đó trước khi sử dụng . Nhiều học sinh thấy một thông tin nào chưa cần biết là thông tin đúng hay sai đã chia sẻ, nhất là những thông tin mang tính tiêu cực sẽ ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của cơ quan, tổ chức và cá nhân người trong nội dung thông tin.

    Thứ hai là Phản biện thông tin: Học sinh nên học cách suy luận logic và đặt câu hỏi khi đối diện với thông tin mâu thuẫn hoặc có vẻ không chính xác.

    Thứ ba sử dụng nguồn thông tin đáng tin cậy: Hướng dẫn học sinh sử dụng các nguồn thông tin chính thống và đáng tin cậy, như sách giáo khoa, trang web chính thống của các tổ chức uy tín, và nguồn tin từ các nhà báo chuyên nghiệp…

    Thứ tư  là thảo luận với giáo viên và bạn bè: Học sinh có thể thảo luận với giáo viên và bạn bè về các vấn đề liên quan đến thông tin xuyên tạc và cùng nhau tìm hiểu và phản biện thông tin.

    Thứ năm phản ứng tích cực trên mạng xã hội: Trong trường hợp học sinh gặp phải thông tin xuyên tạc trên mạng xã hội, các em có thể phản ứng tích cực bằng cách chia sẻ thông tin đáng tin cậy và phản biện thông tin sai lệch.

    Thứ sáu tham gia các hoạt động  giáo dục về an toàn mạng : Học sinh nên tham gia các buổi học về an toàn mạng để hiểu rõ hơn về nguy cơ và biện pháp bảo vệ trực tuyến. Tham gia tích cực trong các hoạt động ngoại khóa mà nhà trường tổ chức.


Ngoại khóa chủ đề “ An toàn trên không gian mạng”
 

 Ngoại khóa chủ đề “ Mạng xã hội và sự lạm dụng”

    Thứ bảy là bảo vệ tư duy cá nhân: Học sinh cần tự bảo vệ tư duy của mình bằng cách không dễ dàng tin tưởng vào thông tin không có nguồn gốc rõ ràng và kiểm tra thông tin trước khi chấp nhận.

    Những hoạt động này giúp học sinh phát triển kỹ năng quan trọng và trở thành người tiêu dung thông tin thông minh và có trách nhiệm trên mạng và trong cuộc sống hàng ngày.
    
    Trong những năm qua tập thể cấp ủy, chi bộ nhà trường đã lãnh đạo, chỉ đạo  sát sao công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch đến các đảng viên và yêu cầu các tổ chức Đoàn thanh niên, công đoàn, các tổ chuyên môn, tổ văn phòng triển khai, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện của các công đoàn viên, các thanh niên. Trong quá trình triển khai, chỉ đạo cấp ủy, chi bộ phối kết hợp với chính quyền có sơ kết theo từng kỳ của một năm học. Với ý thức trách nhiệm, tinh thần đoàn kết của cấp ủy, cán bộ, đảng viên, giáo viên và tập thể học sinh nhà trường thì mọi luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch sẽ thất bại, từ đó góp phàn bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Chúng tôi tin tưởng rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành, quản lý tập trung thống nhất của Nhà nước, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta sẽ thực hiện thắng lợi các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; chủ động đấu tranh phản bác các thông tin, quan điểm sai trái, thù địch góp phần bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Xây dựng một nước Việt Nam đổi mới, dân tộc Việt Nam phát triển sánh vai với các nước trên thế giới theo tinh thần Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam./.

Thực hiện: Nguyễn Thị Huệ

Bình luận :