Một số giải pháp nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệm THPT môn Sinh học

Sinh học là môn thi thành phần thuộc tổ hợp Khoa học tự nhiên bao gồm: Lý – Hóa – Sinh. Hiện nay số trường sử dựng kết quả thi tốt nghiệp của môn Sinh học để xét tuyển ĐH, CĐ không còn nhiều nhưng điểm xét tuyển lại rất cao và thời gian học kéo dài như: Đại học Y  Hà Nội, Đại học Y Dược TP. HCM, Đại học Dược Hà Nội, Học viện Quân Y, Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên, Học viện Nông nghiệp Việt Nam… nên học sinh kém hứng thú với khối ngành này hơn so với các khối, ngành tự nhiên khác.

   Là môn thuộc khối KHTN nên môn Sinh ngoài lý thuyết thì có nhiều dạng bài tập, đòi hỏi học sinh hiểu và vận dụng lý thuyết, kết hợp kiến thức các môn Toán, Lý, Hóa để tính toán, giải bài tập. Với đặc thù môn như vậy nên nhiều học sinh thi khối KHTN chỉ có nguyện vọng điểm lấy Sinh để tốt nghiệp, lấy điểm Lý, Hóa để xét đại học. Chính vì vậy để nâng cao hiệu quả giảng dạy và kết quả thi tốt nghiệp THPT cần phải có những giải pháp với giáo viên và học sinh mang tính chiến lược và hệ thống ngay từ lớp 10 và đặc biệt chú trọng vào lớp 12.

Tôi xin chia sẻ một số giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thi TỐT NGHIỆP THPT môn Sinh học như sau:

1. Đối với giáo viên

Thứ nhất: Xây dựng kế hoạch giảng dạy phù hợp, dạy đúng, dạy đủ phân phối chương trình từ lớp 10 đến lớp 12, đảm bảo theo chuẩn kiến thức kĩ năng, phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh và tập trung vào phần kiến thức trọng tâm thường xuất hiện trong đề thi.

Thứ hai: Trong mỗi bài dạy, giáo viên cần đặc biệt dạy kĩ phần kiến thức trọng tâm của bài, hoàn thành đầy đủ câu hỏi lệnh, câu hỏi cuối bài trong sách giáo khoa.

Thứ ba: Đối với môn sinh học đặc thù đề thi có 60% lý thuyết, lý thuyết không phải là thuộc lòng mà chủ yếu cho dưới dạng hiểu nên cá nhân tôi ít chọn phương án kiểm tra bài cũ hay bắt học sinh học thuộc lòng.

Thứ tư: Sau mỗi bài cần giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh về nhà hoàn thành:

+ Công việc giao cho học sinh phải phù hợp với nhóm đối tượng (không quá khó, không quá dễ, tốt nhất nên sắp xếp công việc yêu cầu hoặc bài tập từ dễ đến khó và phải cân nhắc đến quỹ thời gian cần thiết hoàn thành đối với học sinh trong từng thời điểm).

+ Phải có kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ về nhà của học sinh, tuyệt đối không giao nhiệm vụ xong rồi vì lý do gì đó quên kiểm tra.

    Thứ năm: Đối với hình thức thi trắc nghiệm, với mỗi nội dung cần truyền đạt giáo viên chọn phương án giảng dạy theo trình tự:

Thứ sáu: Sau mỗi chương, mỗi chuyên đề cần:

+ Hệ thống lại kiến thức chương, nhắc lại các công thức một cách tổng quát (nếu có thể thì nhắc lại dưới dạng sơ đồ hóa, sơ đồ tư duy, ...) thực chất không cần tốn nhiều thời gian; việc nhắc lại khái quát nhưng giúp học sinh nhớ lâu hơn.

+ Có câu hỏi, bài tập tổng hợp chương hoặc giao đề luyện cho học sinh; tốt nhất nên tổ chức kiểm tra ngay sau tiết ôn tập chương (dù chỉ là kiểm tra 15 phút).

Thứ bảy: Dành nhiều thời gian cho công tác ôn tập ở cuối năm, phụ đạo (trước khi dự thi tốt nghiệp THPT). Việc tự học của học sinh trong thời gian này quan trọng hơn bao giờ hết, giáo viên cần giao nhiệm vụ trọng tâm và phù hợp với nhóm đối tượng.

Thứ tám: Cần thiết phải có bộ đề cương ôn tập phù hợp, đề cương phải được xây dựng, chuẩn hóa và bổ sung cập nhật hằng năm. Với bản thân giáo viên cũng là một trong những yếu tố quan trong quyết định kết quả ôn thi: người hướng dẫn, động viên học sinh.

+ Khi bắt đầu luyện đề, với 3 đề đầu tiên giáo viên cần sửa sai kịp thời cho học sinh (thậm chí cần xem từng đề xem học sinh nào yếu phần kiến thức nào để động viên các em về nhà tự ôn tập lại).

+ Trong mỗi đề thi yêu cầu đủ dạng câu hỏi theo đề thi hằng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cố gắng tương đương với đề thi của Bộ.

+ Với học sinh yếu, nhu cầu xét tốt nghiệp tốt nghiệp THPT, đề luyện tập trung vào những câu hỏi, chuyên đề cơ bản, những dạng thường xuất hiện trong đề thi qua các năm.

Thứ chín: Đề thi tốt nghiệp, cao đẳng, đại học qua các năm là nguồn tài liệu đã được chuẩn hóa, giáo viên cần thiết phân dạng lại cho phù hợp với nhu cầu sử dụng từng thời điểm.

Thứ mười: Hướng dẫn học sinh phương pháp, kỹ thuật làm bài thi trắc nghiệm.

2. Đối với học sinh

Một là, sinh học là một trong những môn học sinh tự chọn thi TỐT NGHIỆP THPT. Học sinh phải tự giác học tập đối với môn học, không được chọn khối th, trường thi theo các bạn .... mà phải dựa vào năng lực sở trường của bản thân và ý thức lựa chọn ngành nghề phù hợp với mình trong tương lai.

Hai là, tham gia đầy đủ các buổi học, tiết học, có ý thức tiếp thu bài, có động lực học tập cho bản thân.

Ba là, chuẩn bị bài, hoàn thành nhiệm vụ giáo viên giao cho (học sinh yếu có thể hỏi các bạn, hỏi thầy phần nhiệm vụ khó).

Bốn là, có những giải pháp học, ôn phù hợp bản thân (sơ đồ hóa kiến thức ôn tập).

Năm là, đặt mục tiêu môn học lâu dài và theo từng thời điểm.

Tôi hi vọng rằng một số giải pháp tôi nêu ra sẽ góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và thi tốt nghiệp THPT môn Sinh của nhà trường.

Thực hiện: Phạm Thị Thùy Linh.
Người duyệt: DangNguyen.

 

Bình luận :