Liên hoan thơ Châu Á – Thái Bình Dương và Lễ dâng hương danh nhân Cao Bá Quát
Nhận lời mời của Hội nhà văn Việt Nam, đại diện Ban giám hiệu, Công đoàn, giáo viên, nhân viên trường THPT Cao Bá Quát- Quốc Oai vinh dự tham gia Liên hoan thơ Châu Á – Thái Bình Dương và Lễ dâng hương danh nhân Cao Bá Quát tại khu tưởng niệm danh nhân Cao Bá Quát, xã Phú Thị, huyện Gia lâm, TP Hà Nội
Diễn ra ngay sau Ngày thơ Việt Nam( Rằm tháng giêng), Liên hoan thơ Châu Á – Thái Bình Dương được tổ chức với quy mô hoành tráng, trang trọng, có sự tham gia của Chủ tịch Hội nhà văn Ai Cập, kiêm Chủ tịch Hội nhà văn Á Phi, cùng các đại diện là Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội văn nghệ của 43 quốc gia, cùng với 153 nhà thơ quốc tế. Về phía Việt
Chương trình được mở đầu bằng Lễ dâng hương danh nhân Cao Bá Quát. Lễ dâng hương diễn ra với những nghi thức trang trọng, linh thiêng thể hiện lòng thành kính của những thi gia Châu Á-Thái Bình Dương và các nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam cùng những người ngưỡng mộ một thiên tài thơ và nhân cách cao đẹp, tác giả của câu thơ “ Nhất sinh đê thủ bái mai hoa”. Nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội nhà văn Việt
Ngay sau Lễ dâng hương là những bài phát biểu đánh giá về cuộc đời, con người, sự nghiệp thơ ca của Cao Bá Quát. Giáo sư Mai Quốc Liên, một trong những chuyên gia hàng đầu của Việt Nam về Cao Bá Quát đã có bài phát biểu rất sâu sắc trước bạn bè quốc tế về danh sĩ Bắc Hà. Bài phát biểu khẳng định Cao Bá Quát sinh ra và lớn lên trong thời đại có nhiều bão táp tại mảnh đất Phú Thị- nơi có nhiều kỉ niệm,có gia đình yên ấm và những học trò của nhà thơ.. Thơ Cao Bá Quát không chỉ nói đến thân phận của cá nhân con người mà nó còn nói đến số phận của dân tộc. Bởi vậy, ông được coi là vị Thánh của thơ ca Việt
Sinh ra lớn lên ở làng quê giàu truyền thống khoa bảng, Cao Bá Quát đã đỗ đạt và từng làm quan dưới triều nhà Nguyễn. Nhưng rồi thực tế của xã hội khiến Cao Bá Quát thất vọng và sau những lần bị đi đày ở singapo, Inđônêxia…tiếp thu những tri thức mới, khi trở về nước nhà thơ nhận ra đất nước, con người mình quá lạc hậu so với thời đại, một xã hội đầy bất công trước những chính sách không hợp lòng dân của xã hội phong kiến đã khiến nhà thơ từng tự hỏi:
“ Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt,
Đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít?
Hãy nghe ta hát khúc “ đường cùng”
Phía bắc núi bắc núi muôn trùng,
Phía nam núi nam, sóng dào dạt.
Anh đứng làm chi trên bãi cát?”
Và dường như để trả lời cho câu “ tự vấn” của mình Cao Bá Quát đã vung kiếm chống lại triều đình. Tuy cuộc khởi nghĩa bị dìm trong biển máu nhưng khí phách của Cao Bá Quát được muôn đời ca tụng, không bao giờ hạ mình trước bạo lực . Ông là một nhà thơ đích thực mang linh hồn của thời đại. Khí phách ấy, linh hồn ấy đã được nhiều nhà văn, nhà thơ Việt
Cao Bá Quát cũng là người viết tất cả các thể loại của văn học trung đại Việt Nam với trên 1000 bài thơ được sưu tầm đều rất độc đáo. Trong số đó có nhiều bài thơ đã vươn đến những đặc điểm, tinh thần của thơ phục hưng Châu Âu khi mà dân tộc Việt
Giáo sư Mai Quốc Liên cũng khẳng định “ Cao Bá Quát là nhà thơ đi đến tận cùng của số phận, đốt cháy tâm hồn, linh hồn thành một bó đuốc rực cháy giữa đêm đen”. Khí phách “ Kiếm dựng trời xanh”, nhân cách cao thượng của Cao Bá Quát mãi là tấm gương sáng cho thế hệ sau đặc biệt là thế hệ những nhà văn nhà thơ không chỉ ở Việt
Vị thế của Cao Bá Quát trong lòng bạn đọc quốc tế còn được khẳng định rõ nét hơn khi ngay sau bài phát biểu của giáo sư Mai Quốc Liên là lời phát biểu của một số nhà thơ là Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội nhà văn của một số quốc gia như Trung Quốc, Hung gary, Ân Độ… Có nhiều nhà thơ quốc tế đã có những vần thơ về Cao Ba Quát được dịch sang Tiếng Anh ngay trên sân khấu.
Trong đó phải kể đến bài thơ về quê hương và con người Cao Bá Quát của nhà thơ Phiêu – La – Văn đến từ nước bạn Lào đã được trao tặng lại cho khu tưởng niệm Cao Bá Quát.
Chương trình khép lại bằng những tiết mục hát ca trù biểu diễn một số sáng tác của Cao Bá Quát nhận được sự ủng hộ của đông đảo bạn bè quốc tế.
Tham dự Liên hoan thơ Châu Á – Thái Bình Dương và Lễ dâng hương danh nhân Cao Bá Quát chúng ta thấy được Thánh Quát không chỉ được khẳng định trong nước mà danh tiếng của Cao Bá Quát còn được bạn bè quốc tế đặc biệt là những thi gia, những người bạn thơ đã biết đến ông như một “ thiên tài thơ ca của Việt
Các nhà thơ Việt
Xin được mượn lời của người dân Phú Thị - Gia Lâm – Hà Nội để kết thúc bài viết này:
“ Được mấy nơi như đất Sủi ta
Lừng danh khoa bảng nước nam nhà
Cả làng tiến sĩ mười ba vị
Một ngõ thượng thư giữ bốn tòa
Bá Quát thánh thơ muôn kiếp phục…”
Vương Thị Yến, giáo viên môn Ngữ văn
Sau đây là một số hình ảnh của Liên hoan thơ Châu Á – Thái Bình Dương và Lễ dâng hương danh nhân Cao Bá Quát và đoàn đại biểu nhà trường tham gia.
Bình luận :