Kỷ niệm: 60 năm xây dựng và phát triển ngành giáo dục Thủ đô.

Giáo dục đào tạo đòng vai trò quan trọng, là nhân tố chìa khóa, là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển.Không chỉ ở Việt Nam mà ở hầu hết các nước trên thế giới, các chính phủ đều coi giáo dục là quốc sách hàng đầu . Sự nghiệp giáo dục đào tạo có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển con người, chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất. “Nguồn tài nguyên và sự giàu có của một quốc gia không phải nằm trong lòng đất mà là nằm trong bản thân con người, trí tuệ con người”

Hơn thế nữa năm 2014 - năm đầu tiên ngành GD&ĐT thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, cũng là năm đánh dấu tròn 60 năm phát triển ngành GD-ĐT Thủ đô. Thành tựu đạt được là minh chứng cho chặng đường vẻ vang và vị thế "đầu tàu" của giáo dục Thủ đô.

      60 năm trước, vào những ngày đầu tháng 10-1954 lịch sử, trong niềm hân hoan của nhân dân Hà Nội trong công cuộc xây dựng cuộc sống mới, những người làm công tác giáo dục của Thủ đô nhận thức rõ vinh dự và trách nhiệm khi tiếp quản một mạng lưới giáo dục còn chưa phát triển. Cả Hà Nội khi ấy chỉ có 3 trường mầm non, 96 trường tiểu học, 4 trường phổ thông và một trường kỹ nghệ thực hành với tổng số chưa đầy một vạn học sinh. Dù bộn bề khó khăn, nhưng chỉ 10 ngày sau khi tiếp quản Thủ đô, các trường học của Hà Nội đã khai giảng năm học đầu tiên sau hòa bình. . Từ một xuất phát điểm gần như không có gì, đến nay, giáo dục Thủ đô đã phát triển lên 2512 trường học, cơ sở giáo dục; hơn 1,5 triệu học sinh và 116.000 CBGV-NV.

   Chúng ta còn nhớ ngày Bác Hồ đến thăm một số trường phổ thông của Hà Nội, Bác Hồ đã căn dặn: "Ngày nay đất nước ta đã được độc lập, tự do, thanh niên mới thực sự là người chủ tương lai của đất nước, muốn xứng đáng với vai trò của người chủ thì phải học tập".

    Nhớ lời dạy của Bác, 60 năm qua, thầy và trò ngành GD-ĐT Thủ đô cũng như trường THPT Cao Bá Quát - Quốc Oai đã không ngừng phấn đấu gây dựng sự nghiệp "trồng người" ngày càng phát triển, góp phần rèn đức, luyện tài cho bao thế hệ chủ nhân của Hà Nội và đất nước.  Trường THPT Cao Bá Quát – Quốc Oai xuất thân từ phân hiệu II của trường THPT Hoài Đức B,  năm học đầu tiên trường  chỉ có hơn chục giáo viên với 05 lớp rồi đến tháng  6 năm 1990 trường được lấy tên Hoài Đức C  trường  có 23 giáo viên và nhân viên với 8 lớp.Đến tháng 1 năm 1994 trường đổi tên thành trường Cao Bá Quát - - Nay trường đã có 35 lớp với 1478 học sinh và 87 cán bộ, giáo viên, nhân viên.

    Nhớ lại những  ngày đầu mới  thành lập nhà trường gặp rất nhiều khó khăn, cơ sở vật chất thiếu thốn , lớp học đơn sơ với bảng làm bằng  xi măng, không có hệ thống đèn chiếu sáng, đời sống của các thầy, cô giáo gặp nhiều có khăn. Con đường đến trường bụi mù đất đỏ khi trời nắng, lầy lội khi mưa.Song thầy và trò trường THPT Cao Bá Quát - Quốc Oai đã không ngừng vượt qua khó khăn, gian khổ  vẫn tích cực thi đua dạy tốt, học tốt, bám trường, bám lớp và luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 

    Qua thời gian được   sự quan tâm của các Cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương, các cấp, các ngành đặc biệt là sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh, các thầy cô giáo đã, đang công tác tại trường,  cơ sở vật chất của trường ngày một khang trang. Số phòng học ngày một kiên cố và đầy đủ hơn, hệ thống chiếu sáng tốt, phương tiện dạy học đầy đủ, hiện đại. Trong những ngày đầu của năm học  mới để kỉ niệm 60 năm ngày thành lập ngành giáo dục thủ đô, tập thể Cán bộ giáo viên, nhân viên cùng các bậc cha mẹ học sinh nhà trường  đã có những công trình cộng tác ý nghĩa nhân văn sâu sắc  như công trình tôn tạo  khu tượng đài danh nhân Cao Bá Quát trong khuôn viên nhà trường, công trình làm sáng xanh, sạch đẹp lớp học của các đơn vị lớp hay các phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, rèn luyện tốt...

    Về đội ngũ giáo viên nhà trường  trình độ chuyên môn thật vững vàng, không ngừng được nâng cao và rất tâm huyết với nghề đã để lại trong lòng học sinh nhiều  thế hệ với bao niềm kính phục như thầy Nguyễn Văn Thanh, thầy Lê Văn Son, thầy Tử Trung, thầy Nguyễn Danh Chiến, cô giáo Vũ Thị Hiền, cô Nguyễn Thị Huệ, cô Nguyễn Thị Dậu, thầy Nguyễn Quang Ngọc, cô Hoàng Thị Loan...

   Dưới mái trường Cao Bá Quát - Quốc Oai  đã có nhiều thế hệ học sinh trưởng thành đã và đang đóng góp công sức, trí tuệ vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Nhà trường luôn đạt nhiều thành tích xuất sắc do sở Giáo dục và  Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội trao tặng, số lượng học sinh đỗ tốt nghiệp và đại học không ngừng tăng, năm sau cao hơn năm trước. Để đạt được những thành tích trên là sự nỗ lực không ngừng của tập thể cán bộ, giáo viên,  nhân viên trong trường cũng như  các bậc  phụ huynh học sinh, sự cố gắng trong học tập của các thế hệ học sinh nhà trường.

     Nhân dịp kỉ niệm 60 năm ngày giải phóng thủ đô và thành lập ngành giáo dục Hà Nội  và đặc biệt năm 2014 là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết TW 8, khóa XI về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam. Theo tôi mỗi nhà giáo của thủ đô nói chung, thầy trò  trường THPT Cao Bá Quát - Quốc Oai nói riêng chúng ta cần nhận thức đầy đủ nhiệm vụ, trách nhiệm của mình và chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện để triển khai thực hiện tốt nhất Nghị quyết nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển giáo dục và đào tạo Thủ đô đồng thời góp phần đưa “thương hiệu” của nhà trường bay cao, bay xa hơn nữa thì chúng ta hãy tiếp tục phát huy  truyền thống  dạy tốt, học tốt, rèn luyện tốt, quản lý tốt thông qua những hành động, việc làm cụ thể, thiết thực, tham gia thực hiện tốt các phong trào thi đua “Hai tốt “của nhà trường và các cấp nhằm tạo thêm nhiều  trang sử vẻ vang về nhà trường để  mãi mãi xứng danh với mái trường mang tên Cao Bá Quát- Quốc Oai.

                                                            

GV: Tống Thị Hà

Bình luận :