Kỷ niệm 45 năm Bác Hồ gửi bức thư cuối cùng cho ngành Giáo dục Học thư Bác như thế nào cho hiệu quả?

(GD&TĐ) - Qua trang điện tử baomoi.com - cập nhật tin tức tự động 24h đã cho một tư liệu khá thú vị: Liên tục những ngày đầu tháng 10 hàng năm, các bài viết về bức thư cuối cùng Bác gửi ngành Giáo dục có số lượng người đọc nhiều nhất. Thêm một bằng chứng cho thấy bức thư cuối cùng này (trong 22 bức thư Bác gửi ngành Giáo dục) cho tới nay còn nguyên vẹn giá trị lịch sử.

K nim 45 năm Bác H gi bc thư cui cùng cho ngành Giáo dc

Học thư Bác như thế nào cho hiệu quả?

(GD&TĐ) - Qua trang điện tử baomoi.com - cập nhật tin tức tự động 24h đã cho một tư liệu khá thú vị: Liên tục những ngày đầu tháng 10 hàng năm, các bài viết về bức thư cuối cùng Bác gửi ngành Giáo dục có số lượng người đọc nhiều nhất. Thêm một bằng chứng cho thấy bức thư cuối cùng này (trong 22 bức thư Bác gửi ngành Giáo dục) cho tới nay còn nguyên vẹn giá trị lịch sử.

 

 b

Hướng ti k nim 45 năm Ngày Bác H gi bc thư cui cùng cho ngành Giáo dc (15/10/1968 – 15/10/2013), ngay t tháng 5/2013, B GD&ĐT đã có Công văn s 3266 gi các đơn v giáo dc trc thuc trong toàn quc có nhng hình thc phù hp, thiết thc và phát đng phong trào thi đua hc tp li dy ca Bác.

Thông qua phong trào thi đua, toàn ngành học tập và vận dụng sáng tạo lời dạy của Bác trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng của mỗi nhà trường, cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên, học sinh, sinh viên. Vấn đề là ở chỗ, làm thế nào để giáo viên và học sinh, trong giai đoạn lịch sử mới hôm nay thẩm thấu sâu sắc lời dạy của Bác, từ sự hiểu sâu sắc đó để học tập và làm theo lời Bác dạy.               

Theo tôi, trước hết, phải làm rõ những điểm mấu chốt, quan trọng sau đây:

Câu hỏi phải được đặt ra trước hết cho GV, HS tìm hiểu: Bác viết bức thư trong hoàn cảnh nào? Đó là bức thư Bác viết vào ngày 15/10/1968, gửi “các cán bộ, cô giáo, thầy giáo, công nhân viên, học sinh, sinh viên nhân dịp đầu năm học mới”. Năm học 1961, thực hiện ý kiến của Bác Hồ, phong trào thi đua “Hai Tốt” được phát động bắt đầu từ tiếng trống khai trường của Trường cấp II Bắc Lý.

Phong trào lan rộng trong cả nước, cho đến năm học 1968 - 1969 mà Bác gọi là “năm học thứ tư chống Mỹ cứu nước”, bức thư của Bác ra đời như một quyết tâm thư của ngành Giáo dục về thi đua dạy tốt và học tốt. Hẳn sẽ không ai không xúc động khi được biết thêm: Ở vào thời điểm này, giặc Mỹ điên cuồng ném bom phá hoại miền Bắc, tình trạng sức khoẻ của Bác đã có dấu hiệu xấu đi nhiều.

Bác tỏ ra đặc biệt quan tâm khi nghe Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Văn Huyên và Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp Tạ Quang Bửu báo cáo tình trạng dạy và học dưới làn bom đạn của quân thù, trong khi lương thực, thực phẩm thiếu thốn, nhưng việc sơ tán trường lớp vẫn đảm bảo an toàn, phong trào thi đua dạy và học vẫn khí thế. Bức thư đánh máy, Bác đọc rất kỹ, đã sửa chữa một số câu chữ, còn chuyển nhờ Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên xem kỹ và thêm ý kiến (bút tích còn lưu trữ ở Bảo tàng Hồ Chí Minh).

Tiếp theo đó là nội dung chính của bức thư: Sau lời thăm hỏi ân cần mở đầu, Bác nhận xét và biểu dương thành tích của sự nghiệp giáo dục: Trong hoàn cảnh cả nước có chiến tranh, sự nghiệp giáo dục của chúng ta vẫn phát triển nhanh, mạnh hơn bao giờ hết. Bác vui lòng biết rằng, mặc dù hoàn cảnh khó khăn, hiện nay miền Bắc nước ta đã có một vạn hai nghìn trường phổ thông, mỗi xã đều có trường cấp I, nhiều xã đã có trường cấp II, các huyện đều có ít nhất một trường cấp III.

Số người đi học đã hơn sáu triệu, trong đó có hơn một triệu cán bộ và công nông đang học bổ túc văn hoá. Số người vào học các trường đại học và trung học chuyên nghiệp tăng gấp ba lần so với trước chiến tranh chống Mỹ. Hơn 30 trường đại học và trung học chuyên nghiệp đã phối hợp chặt chẽ với các ngành và các địa phương, đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ, tập trung cũng như tại chức”. Những dòng thư này là tư liệu lịch sử quý giá về nền giáo dục ở miền Bắc nước ta vào thời điểm chiến tranh chống Mỹ ác liệt nhất.

Thứ ba, đó là niềm tin, tình cảm của Bác dành cho ngành Giáo dục: Với giọng văn chính luận sắc bén, Bác nhấn mạnh: “Mặc dù giặc Mỹ điên cuồng đánh phá miền Bắc ác liệt, chúng không những đã thất bại thảm hại trên mặt trận chính trị và quân sự, mà ta đã thắng chúng cả trên mặt trận giáo dục và đào tạo cán bộ”.

Từ việc thắp lên ngọn lửa niềm tin ấy, Bác nhắc nhở 5 điều phải làm: Nâng cao tinh thần yêu Tổ quốc, yêu chủ nghĩa xã hội, cố gắng cho xứng đáng với đồng bào miền Nam anh hùng; Tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt; Bảo đảm sức khoẻ và an toàn; Phát huy đầy đủ dân chủ và xã hội chủ nghĩa; Các cấp Đảng và chính quyền phải thật sự quan tâm hơn nữa đến sự nghiệp giáo dục, chăm sóc nhà trường về mọi mặt. Động viên, khích lệ để nhắc nhở ân cần.

Đó là cách của một nhà chính trị đại tài, nhiều nhà giáo về hưu nay đã tuổi cao sức yếu vẫn nhớ lại những giây phút phấn chấn khi đọc những dòng thư đầy sự động viên, cổ vũ những cố gắng và thành tích mà các thầy cô giáo, các học sinh, sinh viên đã đạt được.

Từ những dòng thư ấy, hàng ngàn nhà giáo, học sinh, sinh viên đã cố gắng nỗ lực hết mình vì đồng bào miền Nam ruột thịt, hàng trăm nhà giáo và sinh viên đã gác bút nghiên lên đường ra trận và quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh.

Thứ tư, đó là lấy bức thư của Bác làm cái mốc để so sánh với bước tiến đáng tự hào của sự nghiệp giáo dục và đào tạo: Nếu như 41 năm trước đây, toàn miền Bắc có 6 triệu người đi học thì nay số người đi học đã lên đến con số trên 23,5 triệu (gấp 4 lần).

Hệ thống, quy mô, mạng lưới giáo dục đào tạo mở rộng với tốc độ nhanh mạnh. Số người vào học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp không chỉ “ tăng gấp 3 lần so với trước chiến tranh chống Mỹ” mà tăng gấp hàng chục lần. Hiện nước ta đã cơ bản hoàn thành phổ cập trung học cơ sở khắp các địa phương và tiếp tục phổ cập THPT…

Đặc biệt, năm học 2012 - 2013 này, Bộ GD&ĐT đã được nhận lãnh một sứ mệnh tuy gian nan nhưng cao cả, lập Đề án “Đổi mới căn bản và toàn diện Giáo dục và Đào tạo”, không ngoài lời dạy của Bác: “Dù khó khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy tốt, học tốt. Trên nền tảng giáo dục chính trị và lãnh đạo tư tưởng tốt, phấn đấu nâng cao chất lượng văn hoá và chuyên môn, nhằm thiết thực giải quyết các vấn đề do cách mạng nước ta đề ra và trong một thời gian không xa đạt những đỉnh cao của khoa học kỹ thuật”.

Nghiên cứu, học tập và quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh trong giáo dục, đó là tiền đề của mọi thành công. 

Uyên Phương

Bình luận :