Kỹ năng làm chủ cảm xúc

Cảm xúc ở con người rất phong phú và có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Nếu những cảm xúc này không được kiểm soát một cách phù hợp sẽ dẫn đến những tổn thương hoặc đổ vỡ đáng tiếc trong quan hệ với mọi người xung quanh.

Vậy, ở con người có những cảm xúc nào? Làm thế nào để chúng ta có thể nhận biết và kiểm soát được các cảm xúc này?. Để giáo dục học sinh nhận diện, trải nghiệm và đối mặt với những cảm xúc của chính mình, đặc biệt là các cảm xúc tiêu cực. Ban giám hiệu trường THPT Cao Bá Quát-Quốc Oai đã quyết định đưa nội dung giáo dục “ Kỹ năng làm chủ cảm xúc” vào tiết sinh hoạt của tất cả các lớp thuộc 3 khối 10,11,12 , ngày 06/01/2020.

Bằng những hình thức tổ chức dạy học sinh động, hấp dẫn, các thầy cô giáo chủ nhiệm đã giúp học sinh nhận biết được Cảm xúc là hiện tượng tâm lý rất quan trọng của con người, giúp con người thể hiện thái độ của mình với thế giới xung quanh, đặc biệt với những người khác trong các mối quan hệ giao tiếp của mình. Trong con người, tồn tại cả những cảm xúc tích cực (hạnh phúc, vui vẻ, tự tin…) và tiêu cực (tức giận, buồn bã hay sợ hãi…).

Cảm xúc được biểu lộ qua các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ (ánh mắt, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ, sự im lặng, khoảng cách…). Vì vậy, chúng ta có thể hiểu được cảm xúc của người khác khi quan sát các biểu hiện phi ngôn ngữ của họ. Phương tiện phi ngôn ngữ có sức mạnh ghê gớm hơn nhiều so với lời nói trong việc biểu lộ và truyền tải cảm xúc.

Do đó, nếu muốn người khác hiểu cảm xúc của mình thì mình cần bày tỏ ngôn ngữ cơ thể phù hợp với lời nói.

Bộc lộ cảm xúc là phản ứng tự nhiên của con người. Ai cũng có quyền biểu lộ cảm xúc. Con trai hoàn toàn có thể khóc và con gái hoàn toàn có thể tức giận.

Con người có thể có nhiều cảm xúc (tích cực và tiêu cực) với những cung bậc khác nhau, trong đó có thể có những cảm xúc tiêu cực rất mạnh mẽ (như sự sợ hãi, xấu hổ, tức giận, uất hận, đau khổ…)

Để trang bị cho các em học sinh có thêm kiến thức về “Kỹ năng làm chủ cảm xúc” tại lớp 11D8, các em học sinh đã được giao nhiệm vụ tìm hiểu trước  các câu truyện thực tế, những công việc, những hành động đơn giản bộc lộ cảm xúc và trình bày trong tiết sinh hoạt lớp.

  

Tại lớp 11D8-K28, đã trình bày

Tất cả các nhóm đều hoạt động rất sôi nổi, sáng tạo trong việc vẽ sơ đồ tư duy để đưa ra một cách ngắn gọn, khái quát nhất về khái niệm,biểu hiện cảm xúc, giúp học sinh sẵn sàng biểu lộ và chia sẻ các cảm xúc tích cực và tiêu cực của mình một cách chân thành, trung  thực.

Nhóm một và nhóm hai đã đưa ra được thông điệp: Con người có rất nhiều cảm xúc khác nhau, cả cảm xúc tích cực và tiêu cực. Cảm xúc được biểu hiện qua các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ (ánh mắt, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ, sự im lặng, khoảng cách…). Vì vậy, chúng ta có thể hiểu được cảm xúc của người khác khi quan sát các biểu hiện phi ngôn ngữ này. Phương tiện phi ngôn ngữ có sức mạnh biểu lộ và truyền tải cảm xúc lớn hơn nhiều so với lời nói.

   

Nhóm ba và nhóm bốn đưa ra những ví dụ, dẫn chứng cụ thể để thấy được Cảm xúc ảnh hưởng rõ rệt đến sức khỏe thể chất và tinh thần của con người. Cảm xúc tiêu cực thường gây ra những hậu quả không mong muốn (bản thân bị thiệt hại về sức khỏe, tài sản, tình cảm; gây tổn thương người khác; làm rạn nứt/tan vỡ các mối quan hệ…). Ai cũng có cảm xúc tiêu cực. Cảm xúc tiêu cực cần được giải tỏa nhưng phải giải tỏa một cách tích cực, phù hợp. Kiểm soát cảm xúc giúp con người cân bằng về mặt tâm lý, tình cảm; sáng suốt, tỉnh táo trong suy nghĩ và hành động. Nên chia sẻ với những người tin cậy (bố mẹ, anh, chị, người thân trong gia đình, giáo viên, bạn thân…) để được đồng cảm, động viên hoặc giúp đỡ.

   

          Tất cả chúng ta đều thấy, ” Kiểm soát cảm xúc” là điều hết sức cần thiết đối với mỗi con người. Thường thì kiểm soát các cảm xúc tích cực dễ dàng hơn rất nhiều so với việc kiểm soát cảm xúc tiêu cực.

Kiểm soát cảm xúc giúp con người hạn chế được những hậu quả nghiêm trọng do cảm xúc tiêu cực gây ra.

Các GVCN  cho các em học sinh thực hành những bước cơ bản để kiểm soát cảm xúc dần tạo thành “Kỹ năng làm chủ cảm xúc”.

1- Nhận biết cảm xúc của bản thân qua các dấu hiệu về ngôn ngữ, cơ thể, hành vi.

2- Hạ nhiệt những cảm xúc tiêu cực như: Tạm tránh ra khỏi môi trường đang tạo cho mình cảm xúc tích cực như: Luyện tập thư giãn, hít thở sâu để lấy lại trạng thái thăng bằng

3- Tìm hiểu nguồn gốc của cảm xúc, thay thế bằng suy nghĩ tích cực hơn

4- Chia sẻ cảm xúc của mình với những người mà mình tin tưởng …

5- Luyện tập thường xuyên những suy nghĩ, cảm xúc và hành vi tích cực mới.

 Kết thúc buổi sinh hoạt chủ đề Kỹ năng làm chủ cảm xúc” các thầy cô, giáo viên chủ nhiệm đã định hướng cho học sinh biết thể hiện và làm chủ các cảm xúc của bản thân một cách phù hợp; Hiểu, đồng cảm, biết chấp nhận và tôn trọng cảm xúc của người khác, có trách nhiệm với gia đình mình, biết tự giác kính trọng vâng lời, quan tâm chia sẻ với tất cả mọi người trong gia đình, bạn bè cũng như biết được giá trị đạo đức và tôn trọng những giá trị của xã hội.

Buổi sinh hoạt không chỉ giúp học sinh hiểu hơn, mà còn nắm bắt được các cảm xúc đa dạng, phong phú của người khác và chính mình. Nắm được những nguyên tắc cơ bản và các cách khác nhau để làm chủ được cảm xúc của bản thân. Học sinh có thể chia sẻ cảm xúc bằng nhiều cách khác nhau. Sự đồng cảm là cơ sở để hiểu người khác, nhưng đồng thời cũng là một kỹ năng quan trọng mà học sinh phải học.

Tôi tin rằng qua những buổi sinh hoạt vô cùng ý nghĩa này, các thầy cô chủ  nhiệm trường THPT Cao Bá Quát – Quốc Oai đang từng bước bồi dưỡng tâm hồn cho các em học sinh, giúp các em hoàn thiện bản thân, trở thành một công dân tốt có văn hóa và đạo đức.

Thực hiện: Đỗ Thị Hương

Duyệt: Nguyễn Thị Huệ

Bình luận :