Hướng về Hoàng Sa, Trường Sa – Biển đảo của Việt Nam

Việt Nam - một đất nước dải hình chữ S với diện tích đất liền và các hải đảo là 331.212 km2, là một quốc gia ven biển nằm bên bờ Tây của Biển Đông, có đường bờ biển dài tới 3.260km. Trong 63 tỉnh, thành phố của cả nước thì có 28 tỉnh , thành phố giáp biển và gần một nửa số dân sinh sống tại các tỉnh, thành ven biển. Điều đó cho thấy Biển có một vị trí cực kỳ quan trọng cả về kinh tế lẫn chính trị.

Nước ta có trên 4000 hòn đảo lớn nhỏ nằm rải rác trên biển Đông, trong đó đáng chú ý nhất là 2 quần đảo lớn ,xa bờ là Hoàng Sa cách bờ khoảng 350km  và Trường Sa cách bờ khoảng 460km.

1. Quần đảo Hoàng Sa

Quần đảo Hoàng Sa là một quần đảo san hô nằm giữa Biển Đông. Từ lâu Hoàng Sa cũng như Trường Sa đã thuộc lãnh thổ Việt Nam với tên Bãi Cát Vàng, Hoàng Sa.

Quần đảo Hoàng Sa nằm trong kinh độ 1110 ­­ đến 1130 Đông, vĩ độ 15045’; đến 17015’, ngang với vĩ độ Huế và Đà Nẵng. Hoàng Sa nằm ở phía Bắc Biển Đông, trên đường biển quốc tế từ Châu Âu đến các nước phía Đông và Đông Bắc Á và giữa các nước Châu Á với nhau.

Quần đảo Hoàng Sa gồm trên 30 đảo trong vùng biển rộng khoảng 15.000 km2 chia ra làm 2 nhóm: Nhóm phía Đông có tên là An Vĩnh, gồm khoảng 12 đảo nhỏ và một số đảo san hô, Trong đó có 2 đảo lớn là Phú Lâm và Linh Côn, mỗi đảo rộng 1,5km2 ; nhóm phía Tây gồm nhiều đảo xếp vòng cung nên gọi là nhóm lưỡi liềm, trong đó có các đảo Hoàng Sa, Quang Ảnh, Hữu Nhật, Quang Hoà, Duy Mộng, Chim Yến, Tri Tôn…Riêng đảo Hoàng Sa có trạm khí tượng của Việt Nam hoạt động từ năm 1938 đến 1947, được tổ chức khí tượng quốc tế đặt số hiệu 48-860 (số 48 chỉ khu vực Việt Nam)

Dưới triều Nguyễn, quần đảo Hoàng Sa thuộc phủ Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Nam. Năm 1938 thuộc tỉnh Thừa Thiên. Năm 1961 gọi là xã Định Hải, quận Hoà Vang tỉnh Quảng Nam. Năm 1982 chính phủ ta quyết định thành lập huyện Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng. Nay trở thành huyện Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng.

2. Quần đảo Trường Sa

Quần đảo Trường Sa cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 200 hải lý về phía Nam. Quần đảo Trường Sa bao gồm hơn 100 đảo nhỏ, bãi ngầm, bãi san hô nằm trải rộng trong một vùng biển khoảng 180.000 km2 với chiều Đông Tây là 325 hải lý, chiều Bắc Nam là 274 hải lý, từ vĩ độ 6030’ Bắc đến 12Bắc và từ kinh độ 111030’ Đông đến 117020’ Đông, cách Cam Ranh 248 hải lý, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) 595 hải lý.

Quần đảo Trường Sa được chia làm 10 cụm: Song Tử, Thị Tứ, Loại Ta, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm, Bãi Vũng Mây, Bãi Hải Sâm, Bãi Lim, Song Tử Tây là đảo cao nhất (cao 4 đến 6 mét lúc triều xuống); Ba Đình là đảo rộng nhất (0,6km2) trong quần đảo.

Điều kiện tự nhiên và khí hậu vùng này rất khắc nghiệt: nắng gió, giông bão thường xuyên, thiếu nước ngọt, nhiều đảo không có cây. Quần đảo Trường Sa không chỉ là vị trí quân sự chiến lược án ngữ phía Đông Nam nước ta, bảo vệ vùng biển và hải đảo ven bờ, mà còn là một vùng có trữ lượng lớn phốt phát khá lớn, có nhiều loại động thực vật và có thể có nhiều dầu.

Vì vậy lịch sử phát triển của đất nước ta luôn gắn chặt với việc bảo vệ các vùng biển và hải đảo thuộc chủ quyền của đất nước.Như chúng ta đã biết mỗi con người sỉnh ra    khôn lớn, học tập và lao động  đều do cột sống nâng đỡ cơ thể chúng ta, nhưng nếu chỉ có cột sống thôi thì chưa đủ mà chúng ta còn cần đến các bộ phận khác trên cơ thể như tay, chân…Vì chính tay, chân cũng như các bộ phận khác đã giúp chúng ta có một cơ thể toàn diện và khỏe mạnh.Đất nước Việt Nam ta cũng vậy các bạn ạ, một đất nước chỉ có vẻn vẹn dải đất hình chữ S không thôi thì chưa đủ mà chúng ta phải có các yếu tố khác làm nên một đất nước vững chắc đó chính là các đảo , quần đảo và vùng biển thuộc chủ quyền của chúng ta.Nó chính là những bàn tay, bàn chân vững chắc tạo nên một đất nước hoàn chỉnh.

Hơn nữa vùng biển đảo nước ta lại rất giàu tiềm năng như khoáng sản, thủy sản, giao thông biển, du lich biển…Đặc biệt hơn các đảo và quần đảo không chỉ có ý nghĩa chiến lược trong phát triển kinh tế mà còn rất quan trọng trong  bảo vệ an ninh vùng biển và thềm lục địa quanh đảo  vì các đảo và quần đảo tạo thành hệ thống tiền tiêu để bảo vệ đất liền, là hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương trong thời đại mới. Có thể nói  biển, đảo có vị trị chiến lược rất quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Người mở đất đã đi về phía biển

Nắng Hoàng Sa còn đau đáu cát vàng

Người giữ đất đến từ ngàn năm trước

Gió Trường Sa thổi từ thủa Hồng hoang.”

Trong lịch sử giữ nước cũng như hiện tại đã có biết bao tấm gương anh dũng đã hy sinh vì sự bình yên của non sông, vì sự toàn vẹn của lãnh thổ để giữ được vùng trời, vùng biển thân yêu của chúng ta.Là những người con của nước Việt chúng ta luôn  phải  luôn biết ơn và ghi sâu những tấm gương anh dũng đã hy sinh, đấu tranh vì sự bình yên của non sông, đã giữ cho chúng ta non sông, biển trời như ngày hôm nay.

 

Bên cạnh đó, xuất phát từ những diễn biến tình hình ở biển Đông, Trường Sa, Hoàng Sa trong thời gian qua, Đảng, Nhà nước và các cấp, các nghành, từ trung ương đến địa phương đã có nhiều chủ trương biện pháp nhằm tăng cường tuyên truyền về biển, đảo.

Mong rằng mỗi thầy giáo, cô giáo và học sinh Trường THPT Cao Bá Quát-Quốc Oai luôn coi việc bảo vệ biển, đảo, thềm lục địa không chỉ là nhiệm vụ và trách nhiệm của Đảng mà là của toàn dân và toàn quân ta mà có những việc lời nói và việc làm cụ thể góp phần giữ vững an ninh trật tự trên biển và khẳng định vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc ta. Như Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói: “Chúng ta mong muốn các vùng biển của Tổ quốc luôn hòa bình, hữu nghị, ổn định. Vậy chúng ta phải luôn quyết tâm làm hết sức mình để bảo vệ vùng biển, đảo của đất nước. Biết bao thế hệ đã hy sinh xương máu để có được Tổ quốc như ngày hôm nay. Vì thế chúng ta cũng sẵn sàng hiến dâng tất cả để bảo vệ quê hương, bảo vệ chủ quyền biển, đảo.”

Thực hiện: Tống Thị Hà

Bình luận :