Giúp giáo viên tiếng Anh thi lấy chứng chỉ FCE

Đề án mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu tất cả giáo viên tiêng Anh nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn. Theo đó, việc học và thi lấy chứng chỉ FCE là một trong những đòi hỏi bắt buộc.

Đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020" của Chính phủ đòi hỏi nâng cao trình độ của giáo viên tiếng Anh trên cả nước. Cụ thế, giáo viên tiểu học, THCS phải đạt bậc 4/6 do Hiệp hội các tổ chức khảo thí ngoại ngữ châu Âu ban hành cấp độ B2. Giáo viên THPT, giáo dục thường xuyên, cao đẳng và trung học chuyện nghiệp cần đạt cấp độ C1.

Theo đó, thời gian qua, một số nơi như TP HCM, Hà Nội, An Giang, Tiền Giang đã tiến hành khảo sát năng lực ngoại ngữ của 3.650 giáo viên các cấp. Song kết quả chỉ có 454 giáo viên đạt chuẩn. Như vậy, tỷ lệ giáo viên không đáp ứng được yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo lên đến 88%, đứng đầu là tỉnh Tiền Giang với tỷ lệ lên đến 90%.

Là giáo viên, cô Nguyễn Thị Minh Dung, giáo viên của một trường cấp 3, cũng rất muốn biết thế nào là chuẩn châu Âu và càng muốn nâng chuẩn của mình để đạt được chuẩn. Nhưng dạy ở tỉnh, cô không có điều kiện gặp gỡ, tiếp xúc với người nước ngoài để rèn luyện phản xạ nghe nói. Cô và đồng nghiệp còn thiếu thông tin, hướng dẫn về cách thức học tập, ôn luyện kỹ năng để đáp ứng chứng chỉ này.

Thầy Hoàng Xuân Thao, giáo viên tại Đồng Tháp cho rằng: có thời gian để chuẩn bị cho kỳ thi cũng như tự nâng cao trình độ của bản thân là điều mà các giáo viên mong muốn. Tuy nhiên, việc ôn tập này chỉ có thể thực hiện trong dịp hè hoặc thực hiện một đến 2 tiếng mỗi ngày. Vì ngoài giờ đến lớp, giáo viên còn phải chấm bài, chuẩn bị bài giảng, bài kiểm tra cho ngày hôm sau cũng như những việc không tên trong gia đình.

"Nếu như có chương trình đào tạo linh hoạt thời gian để chúng tôi cân đối giữa học tập, làm việc, gia đình thì hay quá", thầy Thao nói.

Giống như cô Dung và thầy Thao, nhiều giáo viên tiếng Anh không ngại đi thi sau bao nhiêu năm đứng lớp. Song các thầy cô cần thời gian ôn tập, sự hỗ trợ từ các sở ban ngành cũng như tìm được một chương trình đào tạo chất lượng trong thời gian ngắn.

Cô Trần Thị Minh Dung tâm sự: "Tôi nghĩ, để thực hiện hiệu quả việc nâng chuẩn giáo viên, chúng tôi cần được đào tạo ít nhất là 6 tháng hoặc ngắn hơn, được hỗ trợ kinh phí thi cử. Nếu có được sự hỗ trợ từ các ban ngành cũng như với sự nỗ lực của mỗi cá nhân thì chúng tôi sẽ sẵn sàng và quyết tâm đi thi để chứng tỏ năng lực của mình".

Thực tế, một số giáo viên đã tìm được giải pháp cho mình như tự tìm kiếm tài liệu về các khung chuẩn châu Âu, chương trình FCE để ôn luyện sau mỗi giờ lên lớp. Bên cạnh đó, thời gian qua, nhiều thầy cô giáo đã tham gia chương trình ôn luyện và học tập chứng chỉ FCE với 100% giáo viên bản ngữ đến từ trung tâm Anh ngữ AMA.

Cô Huỳnh Thị Bảy, giáo viên tại THCS tại Đồng Tháp đánh giá sau khóa học với AMA: "Giáo trình FCE mà AMA cung cấp đầy đủ, hay và khá phù hợp với trình độ của giáo viên cũng như bám sát cấu trúc đề thi FCE. Điều đó đã giúp tôi dễ dàng làm quen và tiếp cận với bài thi thật. Cá nhân tôi tôi ngại nhất phần speaking, vì vốn từ hạn chế nên khó diễn đạt như mong muốn. Tuy nhiên được tham gia lớp bồi dưỡng với ban giáo huấn là người bản ngữ, tôi đã tiến bộ vượt trội và đã vượt qua kỳ thi FCE".

Ưu điểm của chương trình đào tạo chứng chỉ FCE tại trung tâm Anh ngữ AMA: mô hình học "Một thầy - Một trò", lịch học linh động, 100% giáo viên nước ngoài, cá nhân hóa việc học và đảm bảo điểm số đầu ra các chứng chỉ FCE quốc tế cấp độ B1, B2. Hiện, trung tâm ưu đãi 2 triệu đồng cho thầy cô giáo đăng ký khóa học trước ngày 30/6. Thông tin chi tiết xem tại: www.ama.edu.vn.

Theo Ngọc Bích
Vnepress.net

 

Bình luận :