Giáo dục học sinh qua chương trình ngoại khoá với chủ đề “An toàn trên không gian mạng”

Thực hiện Kế hoạch số 94/KH- THPTCBQ QO ngày 06/3/2024 về việc tổ chức  hoạt động ngoại khoá tháng 3 năm học 2023- 2024 vởi chủ đề “An toàn trên không gian mạng”, được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, chiều ngày 25 tháng 3 năm 2024, học sinh các lớp 11D6, 11D7, 11D8 thực hiện chương trình ngoại khoá với chủ đề “ An toàn trên không gian mạng”.
 
Hoạt động này có nhiều ý nghĩa, trước hết giúp học sinh nhận thức được mặt tích cực và hạn chế của mạng xã hội, đồng thời biết kiểm soát bản thân thực hiện pháp luật về An ninh mạng. Thông qua các hoạt động giáo dục kĩ năng sống học sinh có được năng lực tâm lý xã hội  để đáp ứng và đối phó với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống, hình thành lối sống lành mạnh, tôn trọng quan tâm giúp đỡ người khác; tránh được những rủi ro, nguy cơ trên không gian mạng.

Tham dự buổi ngoại khoá có thầy Phùng Văn Minh – Bí thư Đoàn trường, cùng toàn thể thầy cô giáo viên chủ nhiệm và các em học sinh khối chiều.

Mở đầu cho chương trình là tiết mục nghệ rất sôi động – Nhảy hiện đại trên nền nhạc ca khúc Lớn rồi còn khóc nhè.

Phần chia sẻ của các lớp 11D6, 11D7, 11D8 có 3 nội dung trọng tâm: Tuyên truyền về vấn đề An toàn trên không gian mạng; Giao lưu khan giả; Thông điệp. Nội dung tuyên truyên đã chỉ rõ thực trang về việc mất an toàn trên không gian mạng ở nước ta hiện nay.  Hành vi mất an toàn rất phổ biến, được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: Nhận quà từ nước ngoài; Xưng là cơ quan chức năng gọi điện thông báo điều tra để lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Lợi dụng mạng xã hội để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Thông báo trúng thưởng tiền, tài sản có giá trị; Gửi link giả để đánh cắp thông tin tài khoản mạng xã hội, tài khoản ngân hàng hoặc quyền kiểm soát điện thoại của nạn nhân; Giả mạo bán hàng, mời gọi đi làm việc nhẹ lương cao; Tạo lập các ứng dụng nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Tổ chức đánh bạc sử dụng công nghệ cao; Hiện nay, tình trạng xâm hại trẻ em qua mạng xã hội ngày càng phổ biến.

Để giúp các bạn học sinh ý thức được những nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất an toàn trên không gian mạng, chương trình đã chỉ ra 4 nguyên nhân cơ bản: Trước hết do thiếu hiểu biết khi  sử dụng internet, các  mạng viễn thông. điều đó rất dễ để lộ, lọt các thông tin cá nhân; Lỗ hổng tồn tại trên thiết bị;  Sự tò mò, nhẹ dạ cả tin; Lòng tham.

Những hành vi gây mất an toàn trên không gian mạng sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến những người sử dụng:  Việc rò rỉ thông tin cá nhân như tên, địa chỉ, số điện thoại có thể dẫn đến việc người dân bị quấy rối, bắt nạt hoặc thậm chí bị theo dõi bởi những người xấu; Bạo lực, đe dọa, bắt nạt trên không gian mạng; Tổn thất về tài sản; Ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm, hạnh phúc gia đình; An ninh quốc gia, bí mật doanh nghiệp có thể bị đe dọa khi không đảm bảo được an toàn trên không gian mạng; Đối với học sinh, ngoài những hậu quả nêu trên,  Sử dụng mạng quá nhiều  sẽ gây sao nhãng học tập, lãng phí thời gian và tiềm ẩn nguy cơ bạo lực học đường.

Nhiều giải pháp thiết thực cũng được chương trình nêu ra để góp phần trang bị cho các em học sinh những kiến thức, kĩ năng cần thiết nhằm phòng tránh được những nguy cơ mất an toàn trên không gian mạng như: Tuân thủ nguyên tắc bảo đảm an toàn thông tin mạng. Sử dụng bảo mật theo lớp, các mật khẩu mạnh; Luôn luôn tỉnh táo trước hành vi, thủ đoạn ngày càng tinh vi của tội phạm; Tuyệt đối không làm quen và trò chuyện với người lạ - người mà mình không quen biết ngoài đời thực; Kiềm chế: Cân nhắc, suy nghĩ kỹ trước khi chia sẻ, bình luận các nội dung, trang tin trên mạng xã hội.

Kiểm soát việc sử dụng các trang thông tin, phòng chat, xóa phần mềm ứng dụng không cần thiết, đăng xuất các tài khoản trên các thiết bị lạ. Thông báo: Chia sẻ với bố mẹ, thầy cô – người mà các em tin tưởng, gọi cho Tổng đài 111 về các rắc rối mà em gặp phải để được tư vấn, trợ giúp. Tuyệt đối không GIẤU KÍN rắc rối; Trước những thách thức trên đòi hỏi cần phải có một hành lang pháp lý vệ bảo vệ cá nhân và an ninh quốc gia- Luật an ninh mạng được Nhà nước ban hành và có hiệu lực từ 01/01/2019.

Phần “ Giao lưu khan giả” gây ấn tượng mạnh với một vở kịch ngắn do các em học sinh thực hiện. Từ tình huống kịch một học sinh nữ đã thiếu hiểu biết và an toàn trên không gian mạng dẫn đến bị dụ dỗ tham gia bán hang online lợi nhuận cao và cuối cùng bị lừa một khoản tiền khá lớn và kéo theo nhiều hệ luỵ khác, chương trình đã đưa ra những câu hỏi để người nghe vận dụng hiểu biết cá nhân và nội dung tuyên truyền trả lời.

  
Học sinh tích cực tham gia giao lưu, chia sẻ

Qua phần giao lưu các em học sinh đã nhận diện được những hành vi, nguyên nhân, hậu quả mà nhân vật chính gặp phải khi không đảm bảo được An toàn trên không gian mạng. Đồng thời người nghe cũng được đặt mình vào nhân vật để tìm ra biện pháp giải quyết tình huống tốt nhất.

Và cuối cùng chương trình đưa ra một thông điệp rất có ý nghĩa:

HÃY LÀ NGƯỜI DÙNG THÔNG THÁI TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG. HÃY SỬ DỤNG MẠNG AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ.

Đây là một nội dung ngoại khoá rất bổ ích. Trong khoảng thời gian 1 tiết học, nhiều nội dung kiến thức, giáo dục đã được nêu ra một cách nhẹ nhưng sâu sắc góp phần không nhỏ vào việc hình thành kĩ năng sống cho học sinh.

 
Các thầy cô tham dự chương trình chụp ảnh lưu niệm cùng học sinh lớp 11D6, 11D7, 11D8

Thực hiện: Vương Thị Yến
Người duyệt: Nguyễn Thị Huệ

 

Bình luận :