GIẢI PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI TRONG TRƯỜNG THPT.
Có rất nhiều biện pháp sử lý và giáo dục học sinh khi các em sử dụng điện thoại. Ở đây tôi muốn chúng ta nên ngăn ngừa học sinh sử dụng điện thọai là chính ,nhưng khi các em đã vi phạm nghị quyết của buổi họp phụ huynh hoặc nội quy của nhà trường thì chúng ta phải có trách nhiệm giáo dục cho các em thấy rõ và nhận thức đầy đủ về những sai lầm của mình để tránh tái phạm lần sau.Sau đây tôi xin đưa ra một số giải pháp đã có hiệu quả thực tế đối với học sinh khi làm công tác chủ nhiệm lớp cũng như là giáo viên bộ môn.
1.Thống nhất về việc sử dụng điện thoại của học sinh trong buổi họp phụ huynh đầu năm, được cho vào nghị quyết của buổi họp.
Thống nhất với phụ huynh một số vấn đề sau.
a)Quán triệt các hiện tượng học sinh sử dụng điện thoại không vì mục đích học tập.
VD. Học sinh dùng điện thoại để xem phim, nghe nhạc, chơi game, đọc truyện … làm ảnh hưởng đến học tập.
b) Giáo viên chủ nhiệm cần nêu ra một số hiện tượng như : học sinh nhắn tin chêu đùa ,chửi nhau rồi dẫn đến đánh nhau. Lợi dụng sự sơ ý của giáo viên học sinh trao đổi bài trong bài kiểm tra giữa các lớp , các phòng với nhau, học sinh có thể chụp ảnh tài liệu sách vở, ghi âm thông tin về bài học để quay cóp khi kiểm tra.
Sử dụng điện thoại đối với học sinh trong điều kiện hiện tại chưa thực sự cần thiết, gây tốn kém kinh tế của gia đình, thậm trí còn ảnh hưởng nhiều đến khả năng tập trung học tập, gây mất trật tự an ninh trường học.
Từ một số hiện tượng điển hình trên, giáo viên chủ nhiệm lớp cần thống nhất với phụ huynh hạn chế cho con em mình sử dụng điện thoại( trừ những trường hợp đặc biệt thì phụ huynh có thông báo với giáo viên chủ nhiệm.)
Việc sử dụng điện thọai của học sinh với mục đích học tập là rất ít , trừ những em có ý thức học tập tốt hoặc các em có phụ huynh nghiêm khắc trong việc sử dụng điện thọai của con em mình.
c)Cần phân tích cho phụ huynh học sinh thấy được tính hai mặt tích cực , tiêu cực trong việc sử dụng điện thoại của học sinh, việc thuyết phục phụ huynh cộng tác thường xuyên với giáo viên chủ nhiệm là việc làm nhằm ngăn chặn và cách ly các em với những văn hóa phẩm không lành mạnh, để hướng các em tới mục đích học tập. Đây là việc mà cả phụ huynh và giáo viên mong đợi.
Giáo viên chủ nhiệm cần chốt lại trong buổi họp phụ huynh là cấm học sinh sử dụng điện thoại trong các hoạt động giáo dục , nếu học sinh cần liên lạc với gia đình thì sử dụng điện thoại để bàn của bảo vệ nhà trường ( có sổ theo dõi của nhà trường).
2)Giáo dục học sinh trong các buổi sinh hoạt, nhất là các buổi sinh hoạt đầu năm.
- Cho học sinh thấy rõ nghị quyết của buổi họp phụ huynh.
- Giáo dục học sinh để học sinh nhận thấy việc sử dụng điện thoại sẽ tốn những khoản tiền không cần thiết và ảnh hưởng nhiều đến thời gian học tập của các em.
- Đặt câu hỏi để các em nhận thức được vẫn đề : Các em sử dụng điện thoại chủ yếu vào việc gì ? Các bạn hay sử dụng điện thoại có học tập tốt không ? Bố mẹ các em có đồng ý cho các em sử dụng điện thoại ? Em sử dụng điện thoại mỗi tháng trung bình hết bao nhiêu, khoản chi phí đó không có thì có ảnh hưởng đến học tập của em không ? Em sử dụng điện thoại có phải chỉ để phục vụ mục đích học tập và liên lạc với gia đình không ? Liệu học sinh không sử dụng điện thoại có ảnh hướng đến học tập ? mà việc học tốt hay không phụ thuộc vào các yếu tố nào ?...
Tất cả những câu hỏi đó khiến các em phải suy nghĩ và nhận thức ra được việc nên sử dụng điện thoại hay không , nếu sử dụng điện thoại thì sử dụng thế nào là hợp lý và có ích , có trách nhiệm với bản thân, gia đình và nhà trường.
3) Kết hợp đồng bộ giữa giáo viên chủ nhiệm với giáo viên bộ môn để lưu ý học sinh về những nghị quyết mà giáo viên chủ nhiệm đã thống nhất với phụ huynh trong buổi họp phụ huynh đầu năm.
VD: Như những buổi đầu năm học phụ huynh học sinh về nhà nhắc nhở và thống nhất việc sử dụng điện thoại với con em mình,giáo viên bộ môn thì quy định và cách làm việc khi đang trong giờ học .
4) Kết hợp với các đoàn thể trong nhà trường để tuyên truyền và giúp đỡ, giáo dục để các em nhận thức rõ được tính hai mặt tích cực ,tiêu cực của việc sử dụng điện thoại khi chưa thực sự cần thiết.
VD: Bên Đoàn và nhà trường thì tuyên truyền trong các buổi chào cờ hoặc sinh hoạt tập thể,để các em sử dụng điện thoại một cách tích cực cho việc học tập, cũng như sử dụng điện thoại một cách có văn hóa,...
5) Lập biên bản và tạm giữ điện thoại trong một thời gian quy định của học sinh, khi học sinh cố tình sử dụng điện thoại trong hoạt động giáo dục của nhà trường .
Khi tạm giữ điện thoại của học sinh thì giáo viên chủ nhiệm phải thông báo cho phụ huynh biết , sau thời gian qui định sẽ trả tận tay phụ huynh và yêu cầu học sinh viết bản cam kết nếu còn tái phạm sẽ trừ vào điểm thi đua.
Trên đây là một phần trong sáng kiến kinh nghiệm của tôi vể việc dùng toán thông kê để khảo sát thực trạng việc sử dụng điện thoại của học sinh. Đề tài này tôi đã làm năm 2012 và tôi đang tiếp tục hoàn thiện trong năm học này.
Tuy đã rất cố gắng ,nhưng sai sót vẫn là điều khó có thể tránh khỏi.Rất mong các thầy cô giáo, bạn đồng nghiệp, quý độc giả, góp ý để tôi có thể phát triển đề tài với phạm vi sâu và rộng hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Quốc Oai, ngày 12 tháng 3 năm 2015.
Người thực hiện.
NGUYỄN ĐÌNH HỮU.
Bình luận :