Chương trình phòng ngừa: Tác hại của chất kích thích - thuốc lá, thuốc lá điện tử

Những năm gần đây, sự phát triển nhanh chóng của các loại hình kinh doanh, dịch vụ vui chơi, giải trí đang tác động trực tiếp tới cuộc sống của người dân, từ đó kéo theo sự gia tăng của các tệ nạn xã hội, đặc biệt là sử dụng các loại ma túy tổng hợp, chất hướng thần...mà giới trẻ, những học sinh, sinh viên là đối tượng sử dụng chính.
Cùng với sự xuất hiện ngày càng phổ biến, đa dạng về chủng loại của ma túy tổng hợp, nhiều trẻ em trong độ tuổi từ 13 - 14 tuổi đã sử dụng ma túy. Ngoài tính đua đòi, bốc đồng, các đối tượng này còn bị lôi kéo do thiếu hiểu biết, tin vào lời giới thiệu, chơi ma túy tổng hợp không bị nghiện và không bị người khác phát hiện.


Thực trạng học sinh sử dụng chất kích thích ngày càng trở nên phổ biến

Từ thực tế hỗ trợ điều trị cai nghiện ma túy có thể nhận thấy, một bộ phận không nhỏ người trẻ sử dụng các chất liên quan đến ma túy, ban đầu xuất phát từ những lý do:

+ Để thể hiện sự từng trải hoặc để được là một phần của một nhóm, băng đảng.

+ Để giảm stress

+ Tìm kiếm trải nghiệm mới và thách thức: “thấy hay hay, lạ lạ, thử cho biết”, “nghe bạn rủ rê”,

+ Để làm giảm các triệu chứng rối loạn sức khoẻ tâm thần (ví dụ, trầm cảm, lo lắng)

Sử dụng lâu thành quen, rồi muốn tăng liều, dần dần có những người vướng vào ma túy từ lúc nào không hay.

Ngoài việc sử dụng, không ít em còn tham gia tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy tổng hợp ngay trong trường học. Từ công tác xét xử những đối tượng cầm đầu đường dây mua bán ma túy cho thấy, học sinh đang là mục tiêu mà các băng nhóm buôn bán ma túy lợi dụng, khai thác phục vụ mục đích xấu bởi đây là nhóm nguy cơ cao dễ bị dụ dỗ, khống chế.

Từ thực tế đáng lo ngại này, nhận thưc được việc bảo vệ thế hệ trẻ trước làn sóng "tấn công" của các loại ma túy tổng hợp, chất hướng thần trở thành một việc hết sức cấp thiết. Ngày 6/11/2023, tổ Tham vấn tâm lý học đường trường THPT Cao Bá Quát – Quốc Oai đã tổ chức chương trình phòng ngừa “Tác hại của chất kích thích – thuốc lá, thuốc lá điện tử” với sự tham gia của các thầy cô trong Ban giám hiệu, các giáo viên chủ nhiệm và học sinh toàn trường.

 
Cô Nguyễn Thị Minh Nguyệt – thành viên tổ tham vấn tâm lý học đường

     Mở đầu chương trình, không khí se lạnh của tiết trời buổi sáng chớm đông đã được làm nóng lên qua phần khởi động bài Vỗ tay sức khỏe của tất cả các thầy cô giáo và học sinh toàn trường.

 
Hoạt động khởi động vỗ tay sức khỏe đã làm nóng lên bầu không khí

Tiếp đến là nội dung tìm hiểu về cách nhận diện và tác hại của một số chất kích thích phổ hiển như bóng cười, tem giấy, ma túy đá, thuốc lá, thuốc lá điện tử, rượu bia, cỏ mỹ….. đã được lồng ghép rất khéo léo qua trò chơi  “Mắt sáng – tay nhanh”.

 
Học sinh hào hứng tham gia trò chơi, tìm hiểu về tác hại của chấ kích thích

Các em học sinh đã rất hào hứng và tích cực tham gia trò chơi và tự tin thể hiện sự hiểu
biết của mình về một số loại chất kích thích. Và cũng qua đây, các em hiểu được rằng, việc sử dụng các chất kích thích không chỉ ảnh hưởng xấu đến bản thân mình, mà còn ảnh hưởng đến ngững người thân, đến cả gia điình và toàn xã hội.

Trào lưu hút thuốc lá điện tử đang ngày càng phát triển, nhất là trong giới thanh thiếu niên, những bạn trẻ đang ở độ tuổi vô cùng hiếu kỳ, luôn tò mò và muốn khám phá. Bởi có thể các em cho rằng hút thuốc lá điện tử là sang trọng, đẳng cấp và vô hại hoặc rất ít có hại đến sức khỏe.


Thuốc lá điện tử rất phong phú và đa dạng về mẫu mã

Cũng trong nội dung của chương trình phòng ngừa, tổ tham vấn tâm lý học đường đã đưa ra những phân tích chi tiết về cấu tạo của thuốc lá điện tử, thành phần của dung dịch trong thuốc lá điện tử, thành phần của khói thuốc lá điện tử…; từ đó đưa ra những đánh giá một cách khách quan, khoa học giúp các em có cái nhìn thực tế và đúng đắn hơn về tác hại của việc hút thuốc lá điện tử.

 
Tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng tới sức khỏe

Qua việc tìm hiểu về tác hại và cách nhận diện một số loại chất kích thích, các em HS đã cùng trao đổi và đưa ra được 1 số giải pháp để phòng ngừa việc sử dụng chất kích thích như:

+ Tuân thủ pháp luật

+ Thực hiện lối sống lành mạnh, an toàn để luôn có 1 tinh thần tốt: có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, tập luyện TDTT, suy nghĩ tích cực. (tìm ra cách thức, giải pháp tích cực phù hợp với bản thân để ứng phó với các khó khan gặp phải trong cuộc sống)

+ Học tập, rèn luyện để nâng cao nhận thức: Trang bị những kiến thức phổ thông về vấn đề trong xã hội (cập nhật các tin tức chính thống, các kiến thức cơ bản…): đọc sách, đọc báo (để có kiến thức nhận diện, phán đoán các tình huống gặp phải trong cuộc sống)

+ Trang bị các kỹ năng cần thiết: kỹ năng ra quyết định 1 cách quyết đoán, bản lĩnh…..

+ Phê phán, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.

+  Nếu đã hoặc đang sử dụng 1 loại Chất kích thích nào đó thì quyết tâm để dừng lại và từ bỏ.

Qua chương trình phòng ngừa, các em học sinh đã được trang bị rất nhiều kiến thức bổ ích về tác hại của chất kích thích. Cùng với những kiến thức có được và sự bản lĩnh, sáng suốt của bản thân, tin chắc rằng các em  sẽ đưa ra những quyết định đúng đắn và quyết đoán trước những tình huống gặp phải trong cuộc sống, để tự tin hướng tói một tương lai thành công./.

Thực hiện: Nguyễn Thị Minh Nguyệt.
Người duyệt: Nguyễn Thị Huệ.

 

Bình luận :