Chủ đề STEM chế tạo “Tên lửa nước”

Môn Vật lí là môn học nghiên cứu những hiện tượng xảy ra trong đời sống và có rất nhiều ứng dụng trong đời sống, giúp các em hiểu được bản chất hiện tượng một cách linh hoạt và giải thích một số hiện tượng trong cuộc sống. Nhưng càng ngày môn Vật lí lại trở nên khô khan, khó hiểu và số lượng HS lựa chọn học môn Vật lí giảm dần. Dạy học STEM có nhiều ưu điểm nổi bật giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học giải quyết vấn đề một cách sáng tạo. Bên cạnh những ưu điểm, dạy học STEM vẫn tồn tại một số hạn chế như: Cần nhiều thời gian chuẩn bị các vật dụng và nguyên liệu làm ra sản phẩm, cần sự tập trung trí tuệ của nhiều người để có thể chia sẻ, trao đổi thông tin hoàn thiện sản phẩm cuối cùng. Vì vậy, để dạy học STEM đem lại hiệu quả cao tôi đã lồng ghép giữa dạy học STEM với một số phương pháp dạy học tích cực khác, nổi bật nhất là dạy học STEM kết hợp với phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề, dạy học dự án, dạy học nhóm…Ngày 1/4/2023, lớp 10D5 với chủ đề STEM Chế tạo “Tên lửa nước” với nội dung phần hoạt động triển lãm,giới thiệu sản phẩm.

Hoạt động đầu tiên trò chơi lật mảng ghép qua 6 câu hỏi liên quan tới bài học: Động lượng và định luật bảo toàn động lượng; Nguyên tắc hoạt động của động cơ phản lực; Tìm hiểu nguyên vật liệu và dung cụ cần thiết để chế tạo “Tên lửa nước”.

Bức tranh cuối cùng lộ ra là nhà du hành bay vào vũ trụ đầu tiên Việt Nam(Châu Á) trung tướng Phạm Tuân.

Tiếp đến GV cho HS xem video chuyển động của tên lửa và yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: Mô tả đặc điểm, hình dạng của tên lửa, giải thích tại sao tên lửa phóng lên cao được. HS ghi chép lại các kết quả quan sát được và giải thích.
Tiếp theo GV yêu cầu từng nhóm lần lượt trình bày phương án và bản thiết kế trong 5 phút. Các nhóm còn lại chú ý nghe. GV đưa ra yêu cầu về: Nội dung trình bày, thời gian báo cáo,.. GV gợi ý một số nội dung định hướng HS thảo luận:

     
Hình ảnh các nhóm trình bày bản thiết kế tên lửa nước

Cuối cùng GV giao nhiệm vụ: Các nhóm trình diễn sản phẩm tại sân trường, và tiến hành thảo luận, chia sẻ; HS trình diễn phóng tên lửa lên cao, thử nghiệm để đánh giá khả năng bay cao của tên lửa nước; Các nhóm chia sẻ về kết quả, đề xuất các phương án điều chỉnh, các kiến thức và kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thiết kế và chế tạo “Tên lửa nước”.
GV nhận xét và công bố kết quả chấm sản phẩm theo tiêu chí của phiếu đánh giá riêng cho của sản phẩm.

      
Hình ảnh các nhóm trình diễn phóng tên lửa lên cao

Qua đây HS có tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập, tự giác, chủ động, sáng tạo trong các hoạt động trong và ngoài lớp học. Tích cực học tập, nghiên cứu cách chế tạo các sản phẩm STEM trên cơ sở các kiến thức nền đã biết. Qua đó giúp học sinh có cơ hội được khẳng định mình, kích thích sự sáng tạo và phá huy năng lực của học sinh. Có hình thức khen thưởng cho học sinh có kĩ năng, kiến thức, đóng góp trong lĩnh vực dạy học STEM.

 Người thực hiện: Phạm Thị Hải
Duyệt: DangNguyen

 

Bình luận :