Cần làm gì để đảm bảo vệ sinh-an toàn thực phẩm

VSATTP đang là vấn đề bức xúc của mọi người, bởi lẽ VSATTP tác động trực tiếp đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của con người do đó nó ảnh hưởng đến chất lượng phát triển của xã hội và nòi giống. Thực phẩm là nguồn cung cấp năng lượng, các chất dinh dưỡng cần thiết để con người sống và phát triển. Thế nhưng thực phẩm cũng là nguồn truyền bệnh nguy hiểm, nếu như không được đảm bảo vệ sinh và an toàn.

Một ví dụ điển hình là gần đây nhất là trứng gà và sữa có chứa melamine, rượu tự pha chế,chả giò chứa hàn the, bánh phở có chứa formol, xúc xích có chứa chất gây ung thư, rau củ quả có chứa chất bảo vệ thực vật….

Nguyên nhân làm cho thực phẩm không an toàn gồm thực phẩm nhiễm vi sinh độc hại (vi khuẩn, virut, ký sinh, nấm) là nguyên nhân chính, chủ yếu gây ra nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm tập thể. Ngoài ra trong các thực phẩm người ta còn sử dụng các loại hóa chất phụ gia quá hàm lượng cho phép gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng.
Ví dụ: Nước thải của việc sản xuất dong riềng đã gây ô nhiễm môi trường.
Đặc biệt vào mùa này mưa phùn ẩm thấp tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật, nấm mốc sinh sôi và phát triển. Trong đó vi khuẩn và nấm mốc lây nhiễm vào thực phẩm, nên khi ăn phải những thực phẩm bị ô nhiễm đó, sau một vài giờ có thể xuất hiện các triệu trứng ngộ độc thực phẩm như: rối loạn tiêu hóa; buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, kèm theo sốt cao và rối loạn thần kinh mà biểu hiện là nhức đầu, mệt lả và có thể dẫn tới tử vong. Chính vì vậy vấn đề đảm bảo ATVSTP cần được quan tâm. Vậy khi phát hiện bị ngộ độc thực phẩm, trước hết chúng ta cần giữ lại thức ăn thừa, chất nôn, nước tiểu, phân để chuyển cho cơ quan y tế gần nhất để xác minh nguyên nhân gây ra ngộ độc.

Nếu bị ngộ độc trong 6 giờ đầu thì chúng ta cần cố gắng làm cho người bị ngộ độc nôn hết ra những gì đã ăn để ngăn cản sự hấp thụ các chất độc vào ruột, đồng thời để bảo vệ niêm mạc dạ dày. Cách đơn giản nhất là cho ngón tay vào móc họng để kích thích nôn, sau đó dùng nước ấm hoặc nước muối sinh lý để rửa dạ dày.
Nếu thời gian bị ngộ độc lâu hơn 6 giờ thì nên đến các cơ sở y tế để dùng thuốc tấy Magie sulfat, Natri sulfat, sau đó gây bài liệu bằng cách truyền dịch.
Để phòng tránh nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm thì chúng ta cần tập cho mình thói quen rửa tay trước khi ăn, cảnh giác với thịt sống, cá sống, rau sống và các loại thực phẩm có màu lòe loẹt, không rõ nguồn gốc. Cần chủ động tránh sự lây nhiễm chéo giữa thực phẩm sống và thức ăn chín bằng cách không để chung chúng với nhau ngay từ khâu chuẩn bị chế biến.
         Các thức ăn đã nấu chín thì chúng ta nên dùng ngay, không lên để lâu quá 2 giờ, nếu dùng sau 2 giờ thì phải nấu chín lại. Trái cây cần được rửa và gọt vỏ trước khi ăn, nồi xoong, chén bát, thìa đũa phải được rửa sạch sẽ để ở chỗ thoáng mát, có ánh nắng .
 
* Để phòng tránh nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm chúng ta cần thực hiện một số biện pháp sau:
1. Chọn thực phẩm tươi sạch, không dập nát có nguồn gốc rõ ràng.
2.   Thực hiện ăn chín uống sôi.
3.   Ăn ngay sau khi nấu xong.
4.   Che đậy bảo quản thức ăn đã được nấu chín.
5. Không dùng chung dụng cụ chế biến thức ăn sống và thức ăn chín.
6. Rửa tay trước khi chế biến thực phẩm, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
7. Giữ bếp, dụng cụ và nơi chế biến thức ăn luôn sạch sẽ, khô ráo, gọn gàng.
8.   Không ăn thức ăn ôi thiu, mốc, hỏng.
9.   Dùng nước sạch để chế biến thức ăn nước uống.
 


* Đối với người tiêu dùng khi chọn nơi ăn uống cần chú ý một số điểm sau:
1. Nơi bày bán, phục vụ ăn uống cách xa nguồn ô nhiễm, xa đường nhiều khói bụi, có mái che.
2. Nơi bán hàng sạch sẽ thoáng mát, có tủ kệ hộp đựng thức ăn sạch, kín.
3. Người bán hàng có bao tay khi cầm trực tiếp lên thức ăn, có kẹp gắp thức ăn.
4. Có nơi xử lý rác hợp vệ sinh.
5. Có đủ nguồn nước hợp vệ sinh để chế biến thức ăn và rửa dụng cụ.
 
* Vì sức khỏe của chính bản thân, gia đình và cộng đồng. Mỗi người chúng ta cần nâng cao y thức giữ gìn VSATTP bằng cách nên từ bỏ thói quen ăn uống không tốt như:
1.   Không ăn uống ở các quán vỉa hè gần nơi cống rãnh.
2. Không uống nước đá, nước giải khát không rõ nguồn gốc, không có nhãn mác.
3.   Không ăn các loại thức ăn còn sống như ( gỏi cá, tiết canh….).
4. Luôn bảo quản thức ăn ở những nơi thoáng mátvà có nhiệt độ thấp, tốt nhất là nên để thực phẩm trong tủ lạnh hoặc ướp đá quanh thực phẩm để đảm bảo an toàn thực phẩm.
 
Nguồn: Theo Y tế học đường Trường THPT Cao Bá Quát-Quốc Oai.
Minh họa: Nguyễn Danh Chiến


Bình luận :