Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học trong nhà trường.

Trong quá trình dạy học, thiết bị dạy học chiụ sự chi phối của nội dung và phương pháp học. Nội dung học quy định những đặc điểm cơ bản của thiết bị dạy học. Thiết bị dạy học lại được lựa chọn để đáp ứng nội dung chương trình, đồng thời cũng phải thỏa mãi các yêu cầu vê sư phạm, kinh tế và yêu cầu về thẩm mĩ, sự an toàn cho giáo viên và học sinh…

Trong đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, bồi dưỡng năng lục thực hành để học sinh có thể tự học, tự nghiên cứu, tìm tòi, khám phá kiến thức thì thiết bị dạy học giữ vai trò vô cùng quan trọng.

 Như chúng ta đều biết, thiết bị dạy học đóng một vai trò quan trong trong việc dạy và học trong nhà trường, giúp bài giảng trở nên sinh động và hiệu quả hơn cũng như giúp cho học sinh có những trải nghiệm thực tế thú vị.

          Để  phục vụ công tác chuyên môn của nhà trường năm học 2019- 2020 được tốt, tôi xin đưa ra một số đề xuất để Nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học như sau:

1. Đối với nhóm thiết bị

          Sắp xếp các thiết bị theo môn học đảm bảo nguyên tắc dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy.

          Thường xuyên cập nhật tình trạng thiết bị dạy học hiện có và được cấp mới tới giáo viên.

          Quản lý chặt chẽ quá trình mượn, trả đồ dùng thiết bị của học sinh và giáo viên.

Tham mưu, đề  xuất  kịp thời bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị bị hỏng .

          Lên kế hoạch từng tuần phục vụ công tác mượn thiết bị, ĐDDH để dễ quản lý, phục vụ giáo viên.

          Nhân viên thiết bị và giáo viên giảng dạy phải phối hợp chuẩn bị tốt đồ dùng dạy học, chuẩn bị trước thí nghiệm thì khi giảng dạy chất lượng giờ dạy sẽ đạt hiệu quả.

Xây dựng hệ thống hồ sơ, sổ sách phục vụ cho công tác quản lý thiết bị giáo dục và theo dõi việc sử dụng các trang thiết bị của phòng học bộ môn.

Công tác bảo quản, bảo dưỡng được kiểm tra thường xuyên để các phòng máy được đảm bảo an toàn và chất lượng.

          Kết hợp với giáo viên bộ môn Tổ chức cuộc thi thiết kế tự làm đồ dùng học tập khuyến khích sự sáng tạo và tạo hứng thú cho học sinh.

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thiết bị dạy học để thuận tiện trong việc quản lý và theo dõi các thiết bị dạy học như sử dụng phần mềm…

2. Đối với giáo viên bộ môn

          Trước hết giáo viên phải nhận thức đúng và đầy đủ vai trò của việc sử dụng thiết bị vào đổi mới phương pháp giảng dạy.

          Giáo viên cần mạnh dạn, không ngại khó, tự thiết kế bài giảng điện tử của mình sẽ giúp rèn luyện được nhiều kĩ năng và phối hợp tốt các phương pháp dạy học tích cực khác.

Tự bồi dưỡng cho mình các kĩ năng sử dụng thiết dạy học.

          Đối với các giờ thực hành, thí nghiệm, giáo viên cần có cách tổ chức lớp học khoa học, hợp lý để huy động mọi học sinh đều tham gia vào việc học, thực hành. Tránh chỉ một vài học sinh thực hiện còn các học sinh khác thì không tập trung chú ý.

          GVBM cùng với nhóm thiết bị phân loại thiết bị dạy học theo bài thực hành, nhóm chuyên đề , sắp xếp có hệ thống khoa học theo môn học.

          Đăng kí mượn thiết bị trước 1 tuần cho nhân viên thiết bị, sau đó kiểm tra lại đồ dùng thiết bị thực hành trước khi có tiết dạy ( đặc biệt với môn Lý, Hóa, Sinh), nhắc nhở học sinh giữ gìn vệ sinh, bảo quản các thiết bị trong phòng học.

3. Đối với học sinh

Tuân thủ nội quy, quy định của phòng học bộ môn.

Lắng nghe hướng dẫn của giáo viên, hiểu rõ cách sử dụng thiết bị trước khi thực hành, báo ngay những vấn đề bất thường cho giáo viên.

Sau buổi học đóng các cửa sổ, sắp xếp, vệ sinh thiết bị , phòng học ngăn nắp gọn gàng đúng quy định.

Thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Phúc

Duyệt: Nguyễn Văn Đằng

Bình luận :