Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 - mốc son chói lọi bằng vàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam

Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 - mốc son chói lọi bằng vàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam

Nói đến lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc, chúng ta có quyền tự hào về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ 1945 đến 1954. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã phát huy lên tầm cao mới di sản truyền thống dân tộc và trí tuệ con người Việt Nam, đấu tranh kiên cường , thông minh sáng tạo, lập nên nhiều kì tích vĩ đại. Nổi bật lên trên hết những thắng lợi của ta đó là chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954 với đỉnh cao chiến dịch Điện Biên Phủ. Gần 6 thập kỉ trôi qua kể từ ngày lá cờ "Quyết chiến Quyết thắng" của Quân đội nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm của tướng Đờ Cát, chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn giữ nguyên giá trị của nó. Điện Biên Phủ trở thành biểu tượng cho tinh thần và trí tuệ Việt Nam, trở thành niềm tự hào của nhân dân Việt Nam cũng như toàn thể nhân loại tiến bộ. Kỉ niệm 66 năm ngày thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ, chúng ta cùng nhau lật lại những trang sử anh hùng của dân tộc, cùng đọc và suy ngẫm.

  1. Hoàn cảnh ra đời của kế hoạch Na va

Qua 8 năm kháng chiến, đến năm 1953, lực lượng của ta lớn mạnh toàn diện và vượt bậc. Về quân sự, quân ta liên tiếp tấn công địch và giành những thắng lợi quan trọng trên chiến trường. Lực lượng vũ trang ba thứ quân đã trưởng thành cả về số lượng và chất lượng, nhất là khối quân cơ động. Vùng giải phóng của ta ngày càng được mở rộng. Các chính sách về kinh tế, tài chính của Đảng và Chính phủ được thực hiện từ năm 1951 đang đạt được kết quả tốt. Hậu phương của ta đang chuyển mạnh sau cải cách ruộng đất. Khối đoàn kết toàn dân được củng cố. Chính quyền dân chủ nhân dân được kiện toàn. Bên cạnh đó, cuộc kháng chiến chính nghĩa của ta ngày càng được sự đồng tình và ủng hộ rộng rãi của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới, nhất là nhân dân Pháp.

Đánh giá về sự lớn mạnh của Việt Nam, tướng Na va nhận xét: "Việt Minh là một quốc gia rõ rệt. Họ có chính quyền, ảnh hưởng của họ lan vào cả vùng kiểm soát của quân đội viễn chinh. Tại đó, họ tuyển được người, thu được thuế, thực hiện được những chính sách, mua được các thứ cần thiết cho chiến tranh. Từ năm 1945 đến nay, họ chỉ có một Chính phủ Hồ Chí Minh, chỉ có một tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp, trong khi nước Pháp đã 19 lần thay đổi Chính phủ và bảy lần thay đổi chỉ huy...Họ làm việc bí mật, dân chúng ủng hộ họ, không hở ra một tí gì cho phòng nhì cả. Quân chủ lực của Việt Minh rất gan dạ, rất cơ động và đặc biệt có đức tính: "hòa tan" trong nhân dân lúc cần, để rồi bất thần tập hợp lại chủ động mở những chiến dịch quy mô lớn".

Ngược lại, càng ngoan cố kéo dài chiến tranh xâm lược thực dân Pháp càng gặp những khó khăn chồng chất, càng bị thất bại nặng nề. Pháp thiệt hại 39 vạn lính, tiêu tốn 2 nghìn tỉ Frăng, vùng chiếm đóng bị thu hẹp. Mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán ngày càng sâu sắc. Ở nước Pháp, những khó khăn, bế tắc về kinh tế, chính trị, tài chính, xã hội ngày càng lớn. Phong trào phản chiến của nhân dân Pháp tăng cao. Nội bộ chính phủ Pháp lục đục, mâu thuẫn và chia rẽ. Phái chủ hòa muốn chấm dứt chiến tranh nhưng giới cầm quyền hiếu chiến ở Pháp vẫn hết sức ngoan cố. Chúng cho rằng, nếu kết thúc chiến tranh ở thời điểm này tức là Pháp đã thua. Công lao, tiền của sức lực đổ vào cuộc chiến ở Đông Dương coi như bị mất trắng. Vì vậy, để cứu vãn tình thế, chúng dựa hẳn vào Mĩ, tranh thủ thêm viện trợ của Mĩ tiếp tục kéo dài chiến tranh, hòng tìm một lối thoát "danh dự", hay "lối thoát trong thằng lợi". Tình hình này đã dẫn tới 5/1953, với sự thỏa thuận của Mĩ, Pháp cử Đại tướng Nava giữ chức Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương. Tháng 7/1953, kế hoạch Nava được chính phủ Pháp thông qua sau khi được sự nhất trí của người Mĩ.

...

(Tải bài viết đầy đủ)

Bình luận :