Tuyên truyền kiến thức Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên và kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục
Tầm quan trọng của việc tuyên truyền kiến thức CSSK vị thành niên
Trước thực trạng của lứa tuổi vị thành niên, thanh niên hiện nay đang có những nguy cơ quan hệ tình dục sớm, quan hệ tình dục không an toàn, dễ bị xâm hại tình dục dẫn đến dễ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục kể cả HIV/AIDS, mang thai ngoài ý muốn, phá thai không an toàn,…
Một trong những nguyên nhân dẫn đến các vấn đề trên là do các em thiếu hiểu biết về giới tính, tình dục, chăm sóc sức khỏe sinh sản, thiếu kỹ năng sống cần thiết để tự bảo vệ mình trước những nguy cơ ở xung quanh. Để nâng cao nhận thức cho lứa tuổi vị thành niên.
Sức khỏe sinh sản quan trọng, có ảnh hưởng đến sức khỏe, hạnh phúc của con người
Trang bị kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản giúp các bạn tuổi vị thành niên quan tâm, chăm sóc sức khỏe của bản thân, tự tin, không lo lắng, sợ hãi khi có sự thay đổi của cơ thể, tâm sinh lý…
Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đã đưa vấn đề giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản vào giảng dạy tại các trường học.
Học sinh nghe tuyên truyền chăm sóc SKSS
Tuổi vị thành niên?
Vị thành niên là giai đoạn sắp đến tuổi trưởng thành (người lớn)
- Là thời kỳ phát triển đặc biệt trong cuộc đời một con người, là thời kỳ xảy ra hàng loạt biến đổi nhanh chóng cả về thể chất, tâm sinh lý
- Theo Tổ chức y tế thế giới: Tuổi vị thành niên là giai đoạn khoảng 10 đến 19 tuổi và nằm trong khoảng thời gian từ lúc dậy thì đến lúc trưởng thành
Giai đoạn của tuổi dậy thì?
Tuổi dậy thì có thể đến sớm hoặc đến muộn
Ở người Việt Nam, tuổi dậy thì thường kéo dài 3 – 5 năm.
Thường tuổi dậy thì ở nữ là từ 13-14 tuổi, tuổi dậy thì ở nam là 14-15 tuổi.
Tuổi dậy thì được đánh dấu bằng lần đầu tiên có kinh nguyệt ở nữ và lần đầu tiên xuất tinh (mộng tinh) ở nam.
Thay đổi về thể chất của tuổi dậy thì
Lưu ý:
Thời kỳ dậy thì chính thức ở nam và ở nữ chứng tỏ rằng:
- Bộ máy sinh dục đã trưởng thành, các em có khả năng thực hiện quan hệ tình dục
- Nam giới có khả năng làm cho nữ giới mang thai
- Nữ giới có thể có thai và sinh con (Tuy nhiên mang thai và sinh con ở tuổi dậy thì ảnh hưởng rất lớn tới thể chất và tâm lý của bạn nữ).
Vấn đề thường gặp ở tuổi dậy thì
• Bối rối, lo lắng, sợ hãi trước sự thay đổi về thể chất, tâm lý
• Nảy sinh tình cảm với bạn khác giới
• Quan hệ tình dục sớm, có thai ngoài ý muốn, nhiễm các bệnh qua đường tình dục…
Điều gì sảy ra khi bạn nữ mang thai?
• Giữ thai hay bỏ thai?
1. Giữ thai
- Phải nghỉ học
- Chưa chuẩn bị, chưa sẵn sàng cho việc làm mẹ (Cơ thể và tâm lý chưa phát triển hoàn thiện để làm mẹ, thậm chí nguy hiểm cho tới tính mạng khi sinh con)
2. Nạo phá thai.
Làm gì để không mang thai ?
• Không quan hệ tình dục trước hôn nhân
• Sử dụng biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục
Tuổi dậy thì cần làm gì để tránh tác hại?
- Chủ động tìm hiểu kiến thức về giới tính, Sức khỏe sinh sản vị thành niên từ cha mẹ, thầy cô, anh chị, người thân, bạn bè.
- Cần tâm sự về những lo lắng, băn khoăn, thắc mắc với người thân trong gia đình, thầy cô, bạn bè, người có uy tín, người bạn tin tưởng, người có kiến thức, trách nhiệm
- Có thời gian biểu học tập, nghỉ ngơi, giải trí, tập thể dục thể thao phù hợp và điều độ
- Phân biệt rõ giữa tình yêu và tình bạn khác giới trong sáng, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ
Chăm sóc sức khỏe sinh sản.
• Đối với nữ:
Vệ sinh vùng kín hàng ngày đúng cách
- Thường xuyên vệ sinh bộ phận sinh dục bằng nước sạch, vào mùa lạnh nên sử dụng nước sạch ấm để rửa bộ phận sinh dục.
- Dùng gáo dội hoặc vòi nước để xả nước vào bộ phận sinh dục tránh để vòi nước xả thẳng vào bộ phận sinh dục
- Sau khi vệ sinh bằng nước sạch cần lấy khăn vải sạch thấm khô, tránh để ẩm ướt
- Tuyệt đối không được cho ngón tay vào rửa bên trong âm đạo ngay cả khi có kinh nguyệt
- Tránh việc ngâm bộ phận sinh dục vào nước để rửa
Vệ sinh đúng cách khi tới kỳ kinh nguyệt
- Nên thay băng vệ sinh 4-6h/1 lần
- Nên vệ sinh tay trước và sau khi thay băng vệ sinh
- Trong những ngày kinh nguyệt có thể vệ sinh vùng kín bằng dung dịch vệ sinh an toàn, nên chú ý việc mua dung dịch vệ sinh, tránh mua phải hàng giả.
Sử dụng và vệ sinh đồ lót đúng cách
- Nên lựa chọn đồ lót có chất liệu cotton, thoáng mát, co giãn tốt
- Nên lựa chọn quần lót phù hợp với kích thước cơ thể, không mặc quần lót quá chật
- Nên thay thế hoàn toàn quần lót 6 tháng đến 1 năm
- Nên thay đồ lót tối thiểu 1 lần/1 ngày
- Quần lót nên được giặt riêng, bằng tay.
- Không nên mặc quần lót ẩm ướt.
- Khi cơ thể có bất cứ dấu hiệu bất thường cần nói chuyện với người thân (mẹ) để được đưa đi khám.
Cấu tạo bộ phận sinh dục nữ.
• Đối với nam:
- Chú ý tới việc sử dụng đồ lót: không mặc đồ quá chật, ẩm ướt.
- Vệ sinh bộ phận sinh dục đúng cách, không dung vòi xịt quá mạnh xịt vào bộ phận sinh dục.
- Kiểm tra bộ phận sinh dục xem có bất thường không?. Ví dụ: hẹp bao quy đầu, tinh hoàn ẩn…
- Khi cơ thể có bất cứ dấu hiệu gì bất thường cần nói chuyện với người thân (cha mẹ) để được đưa đi khám.
Cấu tạo bộ phận sinh dục nam.
Phòng chống xâm hại tình dục.
• Bảo vệ vùng đồ bơi
• La (kêu) lớn, bỏ chạy khi có người đụng chạm vào bộ phận riêng tư
• Không hẹn hò riêng với người lạ, bạn quen qua mạng…
• Không để bị lôi kéo sử dụng chất kích thích (rượu, bia)
• Không hẹn hò ở nơi vắng vẻ
• Không đi một mình khi trời tối, đường vắng
• Cần tâm sự với cha mẹ khi có dấu hiệu của việc bị xâm hại tình dục
Trên đây là một số kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên và phòng chống xâm hại tình dục trẻ em. Hy vọng các em học sinh nhà trường hiểu và biết cách chăm sóc cũng như bảo vệ mình và những người xung quanh./.
Thực hiện: Nguyễn Thị Phúc
Duyệt bài: Nguyễn Thị Huệ
Bình luận :