Trải nghiệm STEM chế tạo mô hình“Máy bắn đá”

Máy bắn đá là một trong những các loại vũ khí hành trình cổ đại, có sức sát thương cao và được sử dụng chủ yếu để công thành trong các cuộc chiến tranh cổ đại. Với mong muốn tìm hiểu cấu tạo, nguyên lí hoạt động và chế tạo máy bắn đá đơn giản, ngày 9/12/2023, cô và trò lớp 10A5 đã thực hiện chủ đề giáo dục STEM “Chế tạo mô hình Máy bắn đá”.
Trước tiên giới thiệu hoạt động của máy bắn đá liên quan đến chuyển động ném xiên trong đó quỹ đạo của vật bị ném, tầm bay cao và tầm bay xa; nguyên lí đòn bẩy.
Tiếp theo GV yêu cầu từng nhóm lần lượt trình bày phương án thiết kế, các bản mô hình, thống kê nguyên vật liệu. Các nhóm còn lại chú ý nghe, GV đưa ra yêu cầu nội dung trình bày, thời gian báo cáo.

     
 (Hình ảnh các nhóm trình bày mô hình máy bắn đá)
Sau cùng GV giao nhiệm vụ: Các nhóm trình diễn sản phẩm tại phòng học, và tiến hành thảo luận, chia sẻ.
Một số câu hỏi GV có thể hỏi và định hướng HS thảo luận.
- Làm thế nào để có thể điều chỉnh hướng bắn của máy bắn đá?
- Làm sao để điều chỉnh mức bắn xa của mô hình?
- Làm thế nào để điều chỉnh vận tốc ban đầu?
- Làm thế nào để vật bị ném vượt qua một độ cao xác định?
Dựa trên câu hỏi của giáo viên, các nhóm thảo luận, chia sẻ về kết quả, đề xuất các phương án điều chỉnh, các kiến thức và kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thiết kế và chế tạo mô hình “ Máy bắn đá”. GV nhận xét và công bố kết quả chấm sản phẩm theo tiêu chí của phiếu đánh giá riêng của sản phẩm.
GV đưa Phiếu đánh giá: Tiêu chí đánh giá sản phẩm mô hình “ Máy bắn đá ”
Tiêu chí đánh giá    Điểm tối đa    Điểm
Kĩ thuật    Máy bắn đá đúng tiêu chuẩn kĩ thuật, mức vững vàng khi bắn.    20    
    Bay xa nhất    20    
    Bay cao nhất    20    
    Trang trí đẹp    5    
Hình thức    Vận dụng gọn gàng, đơn giản    5    
Tổng        80 điểm    

 
     (Hình ảnh các nhóm trình diễn máy bắn đá)
Qua việc thực hiện hoạt động giáo dục STEM học sinh trong nhóm có tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, tự giác nghiên cứu, chủ động tìm tòi, tư duy sáng tạo trong các hoạt động trong và ngoài lớp học. Tích cực học tập, tự nghiên cứu cách chế tạo các sản phẩm STEM dựa trên cơ sở các kiến thức nền đã biết thông qua sự hưởng dẫn của giáo viên, nhờ đó giúp học sinh có cơ hội được khẳng định mình, kích thích sự sáng tạo và phá huy năng lực riêng biệt của học sinh.
 Người thực hiện: Phạm Thị Hải
Duyệt bài: DangNguyen

 

Bình luận :