Tích cực đổi mới PPDH môn Ngữ Văn tại trường THPT Cao Bá Quát-Quốc Oai

Tiếp tục kế thừa và phát triển những thành tích đã đạt được trong đổi mới phương pháp dạy học, các thầy cô trong trường nói chung và các thầy cô nhóm Ngữ Văn đã có những tiết học thật thú vị, giúp cung cấp kiến thức cho các em học sinh theo những phương pháp mới.

Ngay từ những ngày hè 2018, Ban giám hiệu đã có những trăn trở về công việc tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học giúp học sinh hình thành những năng lực và phẩm chất phù hợp với thời đại mới. Tại nhóm Ngữ văn, sau khi tiếp nhận chỉ đạo và hướng dẫn trực tiếp từ Ban chuyên môn, các cô giáo đã bắt tay ngay vào việc đổi mới trong công tác soạn giáo án. Đây là công tác chuẩn bị, yếu tố tiên quyết giúp một giờ học thành công. Đồng chí tổ trưởng đã phân việc theo khối lớp và đề cử người phụ trách cho từng khối ngay từ tháng 8. Tuy nhiên, môn Văn là một bộ môn thuộc khối xã hội, kiến thức trừu tượng và cảm tính, không rõ ràng chính xác, hay định lượng được như các môn thuộc lĩnh vực tự nhiên nên bài toán đổi mới phương pháp sao cho giờ học sôi nổi, học sinh nhiệt tình vẫn rất khó khăn.

Hiểu rõ điều này, đồng chí Nguyễn Thị Kim Oanh và Nguyễn Thị Lệ Thu đã tiên phong tham gia khóa học đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực cho học sinh tại trường ĐHSP Hà Nội 1. Trong những tiết dạy cụ thể, nhóm Ngữ văn đã áp dụng phương pháp truyền thống và phương pháp mới một cách linh hoạt. Các phương pháp mới phù hợp với đặc thù môn Văn là:

  1.    Phương pháp Sơ đồ tư duy- phù hợp với việc cung cấp kiến thức phần tiểu dẫn trong hay chốt kiến thức một phần, toàn bài giúp học sinh dễ nhớ
  2. Phương pháp hỏi- đáp phù hợp với những phần kiến thức nhỏ, đơn giản giúp cho lớp học sôi nổi, thu hút nhiều đối tượng từ giỏi khá, trung bình đến yếu
  3.  Phương pháp đóng vai- được hiểu là học sinh vào vai người khác hay thực hiện một hành động kịch để gợi mở, cung cấp kiến thức phù hợp với các bài học tác phẩm văn chương giúp học sinh tích cực, manh dạn, thể hiện khả năng.
  4. Phương pháp dự án- phù hợp với những bài học mang tính tổng hợp, thường là một nội dung lớn trong bài học, đòi hỏi nhiều kiến thức giúp rèn luyện năng lực tự học và hợp tác…
  5. Phương pháp làm việc nhóm ( thảo luận nhóm) phù hợp mọi đối tượng, qui mô lớp học, phạm vi kiến thức. Có thể phân chia theo nhóm nhỏ ( cặp 2 học sinh), hay nhóm lớn ( một bàn, 1 tổ) giúp rèn luyện năng lực hợp tác và nêu ý kiến hoặc phản bác ý kiến
  6. Phương pháp nêu vấn đề áp dụng tốt với các bài làm văn giúp người học dễ dàng tham gia, kể cả những em cuối lớp, rèn khả năng nói và viết cho học sinh….

Đối với các môn học nói chung, môn Ngữ văn nói riêng, không có một phương pháp nào là tối ưu. Người dạy cần căn cứ vào nội dung bài học, mục đích tiết dậy và điều kiện cơ sở vật chất, trình độ của người học để áp dụng cho hiệu quả. Cũng rất cần sử dụng các phương pháp truyền thống như thuyết trình, giảng giải… trong những phần kiến thức mới, khó sao cho việc dạy học toàn lớp, dạy học nhóm, dạy học cá thể được thực hiện vừa hiệu quả vừa linh hoạt. Đặc biệt, việc đọc diễn cảm, hướng dẫn học sinh cách đọc đúng sẽ góp phần không nhỏ vào hiểu đúng văn bản văn chương.

 

Dưới đây là một số hình ảnh giờ dạy cập nhật phương pháp mới của nhóm Văn 

(Tiết dạy tại lớp 11D5 có áp dụng phương pháp đóng vai)

(Tiết dạy bài đọc thêm tại 11D6 – phương pháp thảo luận nhóm, thuyết trình)

(Tiết dạy tại 11D5 sử dụng phương pháp nêu chủ đề)

(Tiết dạy tại 12A7 với phương pháp thảo luận nhóm)

(Sản phẩm sơ đồ tư duy của học sinh lớp 10A3)

Bình luận :