Sinh hoạt chủ đề: "Bắt nạt qua mạng và áp lực từ bạn bè"
Sinh hoạt chủ đề: "Bắt nạt qua mạng và áp lực từ bạn bè"
Trong đại dịch Covid 19, việc học online đồng nghĩa với mối liên hệ của các học sinh với bạn bè của mình chủ yếu là qua mạng. Học sinh sử dụng mạng xã hội, các ứng dụng như tiktok, facetime và zoom thường xuyên hơn rất nhiều so với trước đây. Điều đó là một thuận lợi nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro trong đó có vấn đề bắt nạt qua mạng và những áp lực từ bạn bè. Nắm bắt được tình hình và thấu hiểu tâm lí học sinh, trường THPT Cao Bá Quát-Quốc Oai đã thực hiện kế hoạch tuyên truyền, giáo dục học sinh qua tiết sinh hoạt chủ đề. Ngày 9/4/2022 lớp 12D3 với buổi sinh hoạt chủ đề: “ Bắt nạt qua mạng và áp lực từ bạn bè” nhằm giúp các em nhận thức rõ quy mô, mức độ, hậu quả và giải pháp ngăn ngừa, phòng tránh của vấn nạn này.
Mở đầu buổi sinh hoạt lớp, nhằm khuấy động buổi học cũng như tạo hứng thú, cô giáo chủ nhiệm đã cùng các em học sinh đã cùng tham trò chơi mang tên “ Đuổi hình bắt chữ”.
Hình ảnh Lớp tham gia trò chơi “ Đuổi hình bắt chữ”
Tình trạng bắt nạt qua mạng đã và đang là vấn đề đáng lo ngại đối với các bậc phụ huynh cũng như học sinh bởi nó đang diễn ra ở nhiều nơi, nhiều mức độ, nhiều hình thức và khó quản lý, giám sát.
Bắt nạt qua mạng hoặc tấn công mạng hoặc bắt nạt trực tuyến là một hình thức mà các cá nhân sử dụng các phương tiện điện tử để bắt nạt, quấy rối người khác, làm cho họ bị tổn thương, thậm chí gây nên những hậu quả đáng tiếc. .
Cách bắt nạt, quấy rối: đe dọa, xâm hại, làm nhục, làm mất mặt, xấu hổ hoặc tra tấn.
Các phương tiện điện tử: qua tin nhắn, mạng Internet, các trang mạng xã hội và qua các thiết bị điện tử.
Đó là những hành vi hoặc hành động mang tính chất hung hăng, có chủ đích bởi một người hoặc một nhóm người nào đó lặp đi lặp lại qua thời gian lên một cá nhân khác mà cá nhân đó thường không thể dễ dàng tự vệ được.
Nguyên nhân của các hành vi bắt nạt trực tuyến thường do hùa theo bạn bè, trả thù lại do có mâu thuẫn từ trước, muốn được mọi người chú ý...
Hậu quả: Bắt nạt qua mạng thường để lại nhiều hậu quả nặng nề đặc biệt là đối với thanh thiếu niên. Nó có thể dẫn tới rối loạn lo âu, rối loạn trầm cảm, tự làm đau bản thân và thậm chí tự tử. Nạn nhân thường thiếu tự tin và tổn thương sự tự trọng nặng nề, có cảm giác sợ hãi, buồn bã, tức giận nhiều hơn sau khi bị bắt nạt
Để ngăn chặn bắt nạt trên mạng trước khi nó xảy ra thì chúng ta sẽ không truyền đi bất kỳ hình thức tin nhắn hay hình ảnh bắt nạt. Dùng áp lực bạn bè để đảm bảo bạn bè nghĩ rằng bắt nạt trên mạng là không được phép. Không chia sẻ thông tin cá nhân dưới bất kỳ hình thức nào – bao gồm địa chỉ và số điện thoại. Không chia sẻ mật khẩu với ai trừ cha mẹ. Trò chuyện với cha mẹ hoặc người lớn đang tin khác nếu bạn phân vân về hành vi của người khác đối với mình. Không đăng tải hoặc nhắn tin với bạn học những điều bạn không cảm thấy thoải mái. Không đăng bài xả giận đối xử với người khác như cách mà bạn muốn mình được đối xử…
Buổi sinh hoạt chủ đề đã tô đậm những tính chất của vấn nạn bắt nạt qua mạng, giúp các em học sinh bộc lộ tâm lý, cảm xúc, quan điểm cá nhân khi đứng trước thực trạng này. Đứng trước những lời chê bai, bắt nạt muốn giữ được cái đầu lạnh thì cần phải giải thoát bản thân khỏi tình huống đó như nghĩ đến điều tốt đẹp, hạnh phúc. Chính khi ấy, nạn nhận cần điểm tựa, một giải pháp để thoát khỏi những bi kịch đau đớn.
Người thực hiện: GVCN - Phạm Thị Hải cùng tâp thể lớp 12D3.
Duyệt bài: Nguyễn Huệ
Bình luận :