Đổi mới phương pháp dạy học trực tuyến
Dạy học trực tuyến hoàn toàn khác so với dạy học trực tiếp, đòi hỏi người giáo viên phải biết kết hợp các phương pháp dạy học trực tiếp với kĩ thuật dạy học trực tuyến. Các thành viên trong tổ Sinh-CN-TD-GDQP trong nhiều buổi sinh hoạt chuyên môn đã đưa ra các kĩ thuật dạy học trực tuyến để đổi mới phương pháp dạy học trực tuyến như sau:
1. Biết sử dụng các thiết bị hỗ trợ, công nghệ thông tin thành thạo
Một thách thức quan trọng của các lớp học trực tuyến là kết nối internet và trang bị công nghệ về hình ảnh, âm thanh, ghi hình… để có giờ dạy học trực tuyến hiệu quả cao. Giáo viên phải thực sự làm chủ được các công cụ, thiết bị công nghệ để tạo ra một giờ học thú vị, thu hút và tương tác một cách tự nhiên nhất có thể.
Ví dụ về một số ứng dụng CNTT hỗ hợ việc dạy học trực tuyến rất hiệu quả: padlet, classpoint, quizzi, blocket, shubclassroom, azota…. Các ứng dụng trên đều có bản dùng thử miễn phí và bản nâng cao với nhiều tính năng để giáo viên lựa chọn sao cho phù hợp.
2. Lựa chọn các phần mềm dạy học phù hợp, hiệu quả
Hiện nay có rất nhiều phần mềm hỗ trợ dạy học trực tuyến. Tuy nhiên chúng ta cần phải lựa chọn được phần mềm nào đáp ứng được đầy đủ yêu cầu của môn học và cơ sở vật chất giáo dục hiện có. Mỗi phần mềm sẽ có những ưu, nhược điểm riêng mà chúng ta phải xem xét để có thể lựa chọn phần mềm phù hợp nhất.
Ví dụ các phần mềm như Google Classroom hay Moodle thường có mã nguồn mở và miễn phí nhưng thường khó sử dụng và phải mất thời gian để làm quen. Trong khí đó Zoom hay Skype lại có hiệu năng cao hơn và dễ sử dụng hơn, tuy nhiên đây là phần mềm có trả phí. Để dạy học trực tuyến hiệu quả cao, nên cho học sinh và giáo viên làm quen với phần mềm trước khi đi vào giảng dạy.
3. Giao nhiệm vụ cho học sinh
Giáo viên có thể giao nhiệm vụ cho học sinh thực hiện trước và sau giờ học:
Trước giờ học để học sinh chủ động tham gia vào bài giảng bằng các hình thức sau: báo cáo, trình bày, thảo luận, tương tác nhóm… tạo tính chủ động, làm việc nhóm để bài học có hiệu quả cao.
Ví dụ về các hình thức giao nhiệm vụ trước giờ học: Giao các tổ/nhóm tự nghiên cứu, tìm hiểu trước 1 số nội dung trọng tâm của bài học, có định hướng của GVBM với các hình thức thể hiện khác nhau giúp phát huy khả năng tự học, tính sáng tạo và kỹ năng CNTT của HS.
Sau giờ học giao nhiệm vụ, cung cấp cho học sinh tài liệu, đề cương ôn tập, bài kiểm tra …đầy đủ và kịp thời nhằm củng cố, luyện tập, năng cao kiến thức năng lực cho học sinh.
Ví dụ về các hình thức giao nhiệm vụ sau giờ học
4. Đổi mới hình thức tương tác giữa giáo viên và học sinh, học sinh với học sinh
Tạo môi trường tương tác giữa thầy và trò, giữa học trò với học trò để đáp ứng đặt ra “hoàn cảnh có vấn đề”, giáo viên tạo sự tương tác để “giải quyết vấn đề”. Giáo viên và học sinh cần linh hoạt và tận dụng các chức năng trao đổi trên nền tảng online như công cụ bình luận, trao đổi trong group chung, liên hệ qua email, zalo... để góp phần đem lại giờ học trực tuyến hiệu quả nhất.
Ví dụ:
5. Tăng cường tính tự giác, chủ động, tích cực trong hoạt động học của học sinh
Đối với nhiều học sinh khi học trực tuyến tại nhà, học sinh cũng dễ dàng bị phân tâm bởi môi trường học tập gần với môi trường sinh hoạt hàng ngày, mạng xã hội hoặc các trang web khác…. vì vậy giáo viên cần phải tăng cường tính tự giác, tích cực, chủ động trong hoạt động học của học sinh.
Ví dụ: Kiểm tra tương tác đột xuất đầu giờ, giữa giờ, cuối giờ. Theo dõi đánh giá đều đặn, thường xuyên
6. Tạo nhóm học tập
Học sinh và giáo viên tạo nhóm học tập trên Zoom, Zalo, Facebook … để chia sẻ, giải đáp thắc mắc nội dung bài học. Giáo viên hướng dẫn học sinh, đánh giá kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ được giao trên nhóm. Đây phương pháp hiệu quả khi dạy học trực tuyến
Ví dụ:
7 Đổi mới kiểm tra đánh giá trực tuyến
Ứng dụng CNTT để có nhiều cách kiểm tra đánh giá mới
Ví dụ: Đánh giá qua sản phẩm của HS
8. Lưu trữ lại các bài giảng
Học trực tuyến rất dễ khiến cho học sinh nhàm chán và bị mất tập trung. Vì thế một trong những cách dạy học trực tuyến hiệu quả không thế thiếu được việc lưu trữ bài giảng. Hay nói cách khác, giáo viên có thể chủ động quay lại quá trình giảng bài của mình để học sinh có thể xem lại nếu cần. Bên cạnh đó thiết kế một bài giảng dễ hiểu, khoa học cũng là cách giúp học viên hứng thú hơn.
Ví dụ sử dụng một số phần mềm quay lại bài giảng: ghi hình bằng phầm mềm Zoom, lưu lại bài giảng điện tử…
9. Rèn luyện sức khỏe cho học sinh
Khi học sinh dành quá nhiều giờ học trực tuyến, thường xuyên để dán mắt, ngồi khom lưng vào màn hình, các em sẽ gặp nhiều mối nguy hại cho sức khỏe. Giải pháp tốt cho vấn đề này là cho học sinh nghỉ ngơi đầy đủ, tránh xa mọi thiết bị điện tử sau khi đã kết thúc giờ học Online. Trong giờ học giáo viên cần có hoạt động bổ trợ sức khỏe cho học sinh.
Ví dụ: Khởi động đầu giờ bằng một số bài tập vận động tại chỗ nhẹ nhàng giúp tạo không khí vui vẻ, thư giản; qua đó HS tiếp thu bài học 1 cách hiệu quả hơn.
Thực tế giảng dạy và sinh hoạt chuyên môn, tổ bộ môn Sinh-CN-TD-GDQP trường THPT Cao Bá Quát – Quốc Oai đã thực hiện các kĩ thuật dạy học trực tuyến đáp ứng được nhu cầu của việc học trực tuyến trong nhà trường. Qua bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ một vài kĩ thuật dạy học mà tổ chuyên môn đã áp dụng thành công.
Thực hiện: Tử Trung
Duyệt: DangNguyen
Bình luận :